CÁCH HẠCH TOÁN DỰ PHÒNG PHẢI TRẢ TÀI KHOẢN 352 THEO TT 133
Thông tư số 133 năm 2016 đã thay thế cho Quyết định 48 năm 2006. Vậy cách hạch toán Dự phòng phải trả Tài khoản 352 theo TT 133 là gì.
Để hỗ trợ cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC. Đồng thời chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. Chúng tôi xin cung cấp tới các bạn bài viết cách hạch toán Dự phòng các khoản phải trả Tài khoản 352 theo TT 133.
Tham khảo: Những thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC với QĐ 48/2006/QĐ-BTC
1. Những điều cần biết về hạch toán Dự phòng phải trả Tài khoản 352
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng phải trả hiện có. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng các khoản phải trả của doanh nghiệp.
Dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại. (Nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) Do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
– Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
– Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả. Là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
2. Hạch toán Dự phòng phải trả Tài khoản 352
Khoản dự phòng phải trả được lập tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế toán này. Lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế toán đó. Trường hợp số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này. Nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Thì số chênh lệch phải được hoàn nhập.
Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp. Thì dự phòng được lập cho từng công trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán.
Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầu mới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó.
3. Những lưu ý về hạch toán Dự phòng phải trả Tài khoản 352
Không được ghi nhận khoản dự phòng cho các khoản lỗ hoạt động trong tương lai. Trừ khi chúng liên quan đến một hợp đồng có rủi ro lớn. Và thỏa mãn điều kiện ghi nhận khoản dự phòng. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng có rủi ro lớn. Thì nghĩa vụ nợ hiện tại theo hợp đồng phải được ghi nhận và đánh giá như một khoản dự phòng và khoản dự phòng được lập riêng biệt cho từng hợp đồng có rủi ro lớn.
4. Hạch toán Dự phòng phải trả Tài khoản 352 cần biết
Khi doanh nghiệp nhận được khoản bồi hoàn của một bên thứ 3 để thanh toán một phần hay toàn bộ chi phí cho khoản dự phòng thì khoản được bồi hoàn từ bên thứ 3 ghi nhận vào thu nhập khác.
Bên Nợ:
– Ghi giảm dự phòng phải trả khi phát sinh khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng đã được lập ban đầu;
– Ghi giảm dự phòng phải trả về số chênh lệch giữa số dự phòng phải trả phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng hết.
– Ghi giảm (hoàn nhập) dự phòng phải trả khi doanh nghiệp chắc chắn không còn phải chịu sự giảm sút về kinh tế do không phải chi trả cho nghĩa vụ nợ;
Bên Có: Phản ánh số dự phòng phải trả trích lập tính vào chi phí.
Kế toán việt Hưng cam kết mang đến những khóa học kế toán chất lượng, đảm bảo đầu ra tốt phục vụ cho ngành kế toán. Với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm hài lòng các học viên.