Cách hạch toán tài khoản 156 theo thông tư 133/2016/TT-BTC.

CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 156 THEO THÔNG TƯ 133

Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC. Dưới đây sẽ là cách hạch toán tài khoản 156 theo thông tư 133.

Tham khảo: Kinh nghiệm quản lý hàng tồn kho tại các doanh nghiệp

sistema upr skladom

Tài khoản 156 dùng để phản ánh trị giá hiện có. Và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hoá bất động sản. Vậy hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo thông tư 133 là như thế nào.

1. Hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo  tư 133 cần biết

Tài khoản 156 bao gồm có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1561 phản ánh giá mua hàng hóa

– Tài khoản 1567 là loại hàng hóa bất động sản

– Tài khoản 1562 phản ánh Chi phí thu mua hàng hóa.

1.1. Bên Có sẽ phản ánh

– Trị giá của hàng hóa xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho doanh nghiệp phụ thuộc; thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh;

– Kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ thuộc loại trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

– Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng;

– Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng;

– Trị giá hàng hoá bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cố định.

– Trị giá hàng hóa trả lại cho người bán;

– Trị giá hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê;

– Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã bán trong kỳ;

1.2. Bên Nợ phản ánh

– Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua hàng (bao gồm các loại thuế không được hoàn lại);

– Trị giá hàng hoá bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư.

– Trị giá của hàng hóa thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công);

– Trị giá hàng hóa đã bán bị người mua trả lại;

– Trị giá hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê;

– Chi phí thu mua hàng hóa;

1.3. Số dư bên Nợ phản ánh

– Chi phí thu mua của hàng hóa tồn kho.

– Trị giá mua vào của hàng hóa tồn kho;

 2. Lưu ý về hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo thông tư 133

Những trường hợp sau đây không phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hóa”:

hạch toán hàng hóa tài khoản 156 theo thông tư 133

2.1. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận giữ hộ cho các doanh nghiệp khác

Sẽ được ghi vào Tài khoản 002 “Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” hoặc Tài khoản 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược” tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.

Hàng hóa mua về dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được ghi nhận vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, hoặc Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”,…

2.2. Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa về để bán lại

Nhưng vì lý do nào đó cần phải gia công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán của hàng hóa thì trị giá hàng mua gồm giá mua theo hóa đơn cộng (+) chi phí gia công, sơ chế. Đối với hàng hóa nhập khẩu, ngoài các chi phí trên còn bao gồm cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có), thuế GTGT hàng nhập khẩu (nếu không được khấu trừ), chi phí bảo hiểm,…

2.3. Hàng hóa mua về vừa để bán, vừa để sản xuất, kinh doanh

Không phân biệt rõ ràng giữa hai mục đích bán lại hay để sử dụng thì vẫn phản ánh vào Tài khoản 156 “Hàng hóa”.

Kế toán việt Hưng cam kết mang đến những khóa học kế toán chất lượng, đảm bảo đầu ra tốt phục vụ cho ngành kế toán. Với đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp chắc chắn sẽ làm hài lòng các học viên.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...