Cách viết hóa đơn “hàng hóa” thông thường với số lượng ít và hóa đơn có trên 10 danh mục hàng hóa có gì khác nhau? Đối với các bạn kế toán mới ra trường chắc hẳn sẽ bối rối khi viết hóa đơn có số lượng trên 10 danh mục. Bài viết dưới đây, kế toán Việt Hưng sẽ chỉ dẫn bạn đọc cách viết hóa đơn với số lượng trên 10 danh mục hàng hóa.
Theo quy định khi lập hoá đơn thì phải gạch bỏ phần trống (nếu có). Đối với các trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính thì không cần phải gạch chéo phần còn trống.
Đối với trường hợp viết hóa đơn có số lượng trên 10 danh mục hàng hóa. Căn cứ vào điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:
- Lập thành nhiều hóa đơn độc lập
- Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn
- Sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn.
Đó là 3 cách viết hóa đơn cho đơn hàng có trên 10 danh mục hàng hóa. Dưới đây là chỉ dẫn chi tiết cho bạn đọc khi lập hóa đơn.
CÁCH VIẾT HOÁ ĐƠN CÓ SỐ LƯỢNG TRÊN 10 DANH MỤC HÀNG HOÁ
XEM THÊM
Hóa đơn trả hàng nhập ủy thác trong kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá
Cách viết hóa đơn đối với hàng xuất khuyến mại, hàng mẫu
Quy định xử phạt về hóa đơn giá trị gia tăng
1. Lập thành nhiều hóa đơn
Kế toán viên chỉ cần lập hóa đơn cho từng mục sản phẩm hàng hóa. Không cần ghi gộp chung các sản phẩm trong cùng một hóa đơn.
Đối với cách này tương đối đơn giản nhưng lại mất thời gian và thao tác lặp lại. Khiến hiệu suất công việc chậm lại, không khoa học.
2. Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều số hóa đơn
- Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau”
- Dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”
Chỉ tiêu “Số thứ tự” cũng ghi tiếp STT của hoá đơn liền trước đó
- Các hóa đơn liệt kê đủ các mặt hàng theo thứ tự liên tục từ hóa đơn này đến hóa đơn khác.
- Thông tin người bán, thông tin người mua được ghi đầy đủ ở số hóa đơn đầu tiên.
- Chữ ký và dấu người bán (nếu có), chữ ký người mua, giá thanh toán, phụ thu, phí thu thêm, chiết khấu thương mại, thuế GTGT được ghi trong hóa đơn cuối cùng và gạch chéo phần còn trống (nếu có).
⇒ Cách ghi hóa đơn một và hai này rất ít khi được sử dụng. Vì tốn nhiều hoá đơn và việc ghi hoá đơn nhiều khi cũng hay dẫn đến sai sót lại phải viết lại nên kế toán không hay sử dụng cách này
3. Sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn
3.1. Nội dung ghi trên hoá đơn hàng hoá
- Hóa đơn phải ghi rõ “kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…. năm…”.
- Mục “tên hàng” trên hóa đơn chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng.
- Các chỉ tiêu khác ghi trên hoá đơn thì vẫn ghi như các hoá đơn bình thường
3.2. Nội dung bảng kê hàng hoá
+ Bảng kê do người bán hàng tự thiết kế phù hợp với đặc điểm, mẫu mã, chủng loại của các loại hàng hóa. Nhưng phải đảm bảo các nội dung chính như sau:
- Tên người bán hàng, địa chỉ liên lạc, mã số thuế
- Tên hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền.
Nếu người bán hàng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thì bảng kê phải có tiêu thức “thuế suất GTGT”, “tiền thuế GTGT”, tổng cộng tiền thanh toán (chưa có thuế GTGT) đúng với số tiền ghi trên hóa GTGT
+ Bảng kê phải ghi rõ “kèm theo hóa đơn số… Ngày… tháng…. năm” và có đầy đủ các chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
+ Nếu kê có hơn một (01) trang: thì các bảng kê phải được đánh số trang liên tục và phải đóng dấu giáp lai. Trên bảng kê cuối cùng phải có đầy đủ chữ ký của người bán hàng, chữ ký của người mua hàng như trên hóa đơn.
+ Bảng kê được lưu giữ cùng với hóa đơn để cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Trên đây là 3 cách viết hóa đơn được kế toán viên sử dụng trong công việc. Các bạn kế toán viên mới ra trường nên nắm rõ cách thức viết hóa đơn cho 1 hay nhiều danh mục hàng hóa. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!