Các khoản trích theo lương hiện hành mới nhất cần nắm

Các khoản trích theo lương – Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 134, Khoản 3 Điều 138 Luật BHXH năm 2006; Khoản 2 Điều 17, Điều 122 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 11, Điều 49 Luật BHYT năm 2008, Khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT năm 2014, người sử dụng lao động chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, số tiền lãi BHXH, BHTN tính theo mức của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH và từ ngày 1/1/2016 bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề; số tiền lãi BHYT theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố và từ ngày 1/1/2015 bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Cùng Kế toá Việt Hưng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết.

các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương hiện hành mới nhất cần nắm

1. Các khoản trích theo lương là gì?

Các khoản trích theo lương hay gọi chung là các khoản bảo hiểm bao gồm 4 khoản như sau:

– Bảo hiểm xã hội (BHXH)

– Bảo hiểm y tế (BHYT)

– Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

– Kinh phí công đoàn (KPCĐ).

Đối với các khoản bảo hiểm trên, kế toán tiền lương sẽ tính vào chi phí của DN một phần tức là DN phải chịu. Phần còn lại trừ vào lương của người lao động tham gia bảo hiểm. Tỷ lệ trích các khoản theo lương phải tuân theo quy định của Luật bảo hiểm hiện hành của cơ quan bảo hiểm.

 Tỷ lệ trích các khoản theo lương 

Áp dụng từ ngày 1/6/2017:

Các khoản BH trích theo lương Tính vào Chi phí của Doanh nghiệp(%) Trừ vào lương người lao động (%) Tổng cộng
BHXH 17,5 (3% vào quỹ ốm đau và thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và 8% trích vào lương Người lao động

(đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

8 25,5
BHYT 3 1.5 4.5
KPCĐ 2 2
BHTN 1 1 2
Tổng cộng 24 10.5 34.5

( Căn cứ “Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam”) 

Thời gian trích các khoản trích theo lương:

– Định kỳ hàng tháng, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng.

– DN trích tiền đóng các khoản trích theo lương theo tỷ lệ trích các khoản theo lương như trên là 32% (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN). (Trong đó trích từ tiền lương của NLĐ là 10,5%) & đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện là 2% (KPCĐ)

– Dựa trên quỹ tiền công, tiền lương của người tham gia bảo hiểm. (theo tỷ lệ tổng cộng bao gồm phần DN phải chịu và cả phần đã trừ vào lương người lao động)

Tham khảo: Phụ cấp tiền ăn ca mới nhất theo quy định

2. Mức phạt đối với trường hợp doanh nghiệp chậm nộp BHXH – BHTN

Nếu DN chưa đóng hay chậm đóng các khoản bảo hiểm trên thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật bảo hiểm. Cụ thể theo Theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP từng mức độ khác nhau như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.

 2. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.

 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động việc làm tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

 4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

 a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

 b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội;

 c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;

 d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội.

 5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có một trong các hành vi sau đây:

 a) Tổ chức dạy nghề không đủ thời gian khóa học mà người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đăng ký đối với mỗi người lao động vi phạm nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng;

 b) Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức có liên quan để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề đối với mỗi trường hợp vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

 6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động mà có hành vi tổ chức triển khai đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động không theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phương thức tính tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN cập nhật mới nhất

Lcđi = Pcđi X k (đồng)

Trong đó:

  • Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).
  • Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki Spsi (đồng)

Trong đó:

  • Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
  • Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp

Xác định như sau:

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.

+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;

  • k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%)

Xác định như sau:

– Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.

– Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.

VÍ DỤ TÍNH LÃI CHẬM NỘP BẢO HIỂM 

Công ty Kế Toán Việt Hưng đóng bảo hiểm theo phương thức đóng hàng tháng. Tính đến hết tháng 05/2020 Công Ty Kế Toán Việt Hưng nợ tổng số tiền tiền đóng bảo hiểm như sau:

+ BHXH, BHTN là: 150.000.000 đồng;

+ BHYT là 45.000.000 đồng;

Trong đó:

Số tiền phải đóng bảo hiểm của tháng 5 là:

+ BHXH, BHTN phát sinh của tháng 5/20xx là 75.000.000 đồng,

+ Số tiền phải đóng BHYT phát sinh của tháng 5/20xx là 20.000.000 đồng.

Với mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân năm 20xx là 5,80%/năm; mức lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là 5,86%/năm, thì lãi suất tính lãi chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT như sau:

+ Lãi suất chậm đóng BHXH, BHTN: kbhxh = 2 x 5,80%/12= 0,9666%/tháng

+ Lãi suất tính lãi chậm đóng BHYT: kbhyt = 2 x 5,86%/12 = 0,9766%/tháng

Áp dụng công thức trên để tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với Công Ty A tại thời điểm ngày 01/6/20xx như sau:

Tiền lãi chậm đóng BHXH, BHTN là:          

[(150.000.000 đồng – 75.000.000 đồng) x 0,9666%] = 724.950 đồng

[(45.000.000 đồng – 20.000.000 đồng) x 0,9766%] = 244,150 đồng

⇒ Đặc biệt: Tính tại thời điểm ngày 01/6/2020 thì số tiền phải đóng BHXH, BHTN phát sinh của tháng 5/2020 là 75.000.000 đồng chưa phải tính chậm nộp vì chậm đóng từ 30 ngày trở lên mới phải tính lãi – Hạn đóng tiền BHXH, BHTN của tháng 5 là ngày 29/05/2020, và được đóng chậm 29 ngày không phải tính lãi, Tức là đóng tiền BHXH, BHTN của tháng 2 từ ngày 30/6 trở đi sẽ bị tính lãi).

THAM KHẢO: Gần 60 Khoá học huyên sâu nhiều lĩnh vực ngành nghề với 2H học mỗi buổi 1 kèm 1 trực tiếp

Trên đây là chia sẻ Kế toán Việt Hưng về các khoản trích theo lương cùng các mức phạt chậm nộp bảo hiểm theo quy định. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến khoá học Kế toán Online hãy liên hệ tới Chúng tôi để được lộ trình học chi tiết trước khi tham gia!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *