1. Khái niệm
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Việc chiết khấu cho khách hàng sẽ làm cho doanh thu bán hàng giảm đi số tiền chiết khấu tương ứng do vậy giá trị chiết khấu cho khách hàng là một khoản làm giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ.
2. Phương pháp hạch toán chiết khấu thương mại
2.1. Bên bán hàng
– Hạch toán khi bán hàng
+ Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 111: Nếu đã thu bằng tiền mặt
Nợ TK 131: Nếu khách hàng chưa thanh toán
Có TK 5111: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra
+ Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn tăng lên
Có TK 1561: Ghi giảm hàng hóa
– Phần chiết khấu cho KH được hưởng
Nợ TK 5211: Chiết khấu TM được hưởng theo QĐ 4
Nợ TK 521: Chiết khấu TM được hưởng theo QĐ 15
Nợ TK 3331: Thuế GTGT bán ra giảm
Có TK 111,112.131: Giảm tương ứng với số tiền % CK
– Cuối năm tài chính kết chuyển làm giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511: Ghi giảm doanh thu
Có TK 5211: Chiết khấu thương mại theo QĐ 48
Có TK 521: Chiết khấu TM được hưởng theo QĐ 15
2.2. Bên mua hàng
– Khi đi mua hàng hóa
Nợ TK 1561: Giá mua chưa có VAT
Nợ 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112: Đã thanh toán
Có TK 331: Nếu chưa thanh toán
– Chiết khấu được hưởng
Nợ TK 111,112:Thu lại bằng tiền chiết khấu được hưởng
Nợ TK 331: Ghi giảm khoản phải trả người bán
Có TK 1561: Giảm giá trị hàng hóa
Có TK 1331: Thuế GTGT đầu vào giảm đi
Đây là quy trình hạch toán để kế toán hiểu bản chất của việc định khoản, còn trên thực tế khi sử dụng phần mềm thì đánh số tiền âm vào dòng chi phí và phân bổ trừ luôn vào giá vốn và phần mềm chỉ ghi nhận số tiền thực tế phải thanh toán sau khi đã trừ khoản CK được hưởng.
Tham khảo: Hạch toán giảm giá hàng bán