Hạch toán bán hàng trả chậm, trả góp

1. Khái niệm.

Trong nền kinh tế hiện nay muốn bán được nhiều hàng hóa thì doanh nghiệp phải áp dụng nhiều phương thức bán hàng như bán hàng đại lý,  bán hàng trả chậm, trả góp.

Bán hàng trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần , người mua sẽ thanh toán một phần giá trị tiền hàng ngay tại thời điểm mua, phần còn lại sẽ trả thành nhiều lần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu số lãi trên số tiền trả chậm đó. Số tiền trả ở các kỳ tiếp theo sẽ bằng nhau, trong đó bao gồm gốc và lãi trả chậm.

Doanh thu được ghi nhận theo doanh thu bán hàng trả tiền ngay còn số lãi thu được sẽ hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính.

hach-toan-ban-hang-tra-cham-tra-gop

 

2. Quy trình hạch toán

2.1. Bên bán hàng

– Khi xuất hàng hóa giao cho khách hàng

Phản ánh giá vốn

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156

Phản ánh doanh thu

+ Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT).

+ Doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp

Nợ TK 131: Phải thu khách hàng

Có TK 511: Doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT

Có TK 3387: Số tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp

– Khi thu được tiền bán hàng, ghi:

Nợ các TK 111112

Có T131 – Phải thu của khách hàng.

– Định kỳ, ghi nhận doanh thu từ tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi trả chậm, trả góp).

2.2. Hạch toán bên mua hàng

– Trường hợp mua hàng hóa, TSCĐ… theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 156, 211: Giá trị theo giá mua trả tiền ngay

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Nợ TK  242 – Phần lãi trả chậm ( Là số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ (-) Thuế GTGT (nếu có)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

– Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

– Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK  242 – Chi phí trả trước dài hạn.

 

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Dương Dương
Dương Dương
Bình chọn :
     

Cô cho e hỏi e muốn thay đổi địa chỉ cty và thay đổi thành viên góp vốn của cty TNHH 2tv trở lên (ngang giá) thì sau khi làm xong thủ tục vs sở và nhận GPKD mới rồi thì có cần nộp mẫu 08, thuế tncn hay kê khai gì bên thuế ko ạ?
E tìm hiểu thấy chuyển nhượng cty cổ phần mới phải kê khai nộp thuế tncn, còn cty TNHH ngang giá thì ko cần phải ko ạ

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Dương Dương

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

Nếu thay đổi địa chỉ khác Quận thì chị phải làm mẫu 08, còn cùng Quận thì mình chỉ cần thực hiện thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thôi bạn nhé.
Công ty TNHH bạn làm mẫu 04/CNV-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư sốCòn về phần chuyển nhượng vốn góp trong Công ty TNHH chị làm mẫu 04/CNV-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính kê khai online trên Thuế điện tử.
Mặc dù chuyển nhượng ngang giá không phát sinh thu nhập chịu thuế nhưng vẫn kê khai đầy đủ bạn nhé. Thời hạn kê khai trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh Hợp đồng chuyển nhượng.

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...