Các lỗi sai & cách xử lý khi lập báo cáo kết quả kinh doanh

Lập báo cáo kết quả kinh doanh | Là một trong các thành phần của Báo cáo tài chính và là một báo cáo tài chính được lập định kỳ nhằm mục đích tổng hợp số liệu kế toán, qua đó chúng ta thấy được kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về chi phí, doanh thu, lợi nhuận chi phối quyết định của các nhà đầu tư cùng Trung tâm Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu cách khắc phục xử lý khi lập báo cáo kết quả kinh doanh ở một số trường hợp thường gặp qua bài viết dưới đây

12 lỗi sai và cách xử lý khi lập báo cáo kết quả hoạt động SXKD

1. Về hình thức khi lập báo cáo kết quả kinh doanh

Doanh nghiệp khi lập báo cáo kết quả kinh doanh bằng đơn vị nghìn đồng. Theo luật kế toán thì Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được tính toán bằng Việt Nam Đồng. Do đó, Doanh nghiệp cần chú ý đến đơn vị khi lập báo cáo kết quả kinh doanh

Một sai sót nữa là Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thiếu chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng,…Một số báo cáo có bút toán điều chỉnh của kiểm toán, nhưng vẫn để ngày lập là ngày kết thúc năm tài chính.

2. Về doanh thu, chi phí không phù hợp chi phí chậm 

Giá vốn ghi nhận chậm  trễ hơn chi phí do nhiều nguyên nhân như thu thập chứng từ bên thứ 3 chậm… Doanh nghiệp chưa trích chi phí cho các hóa đơn chậm trễ.

Trong trường hợp doanh nghiệp hạch toán chi phí trong tháng, quý không thể hạch toán hết chi phí được thì cuối năm doanh nghiệp phải trích trước toàn bộ chi phí đó và không được phép để qua năm sau.

Ví dụ: Nếu đến ngày 31/12/ 20xx mà doanh nghiệp vẫn chưa thu hết được các hóa đơn tiền thuê thuê văn phòng của tháng 12. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải trích trước toàn bộ chi phí cho tháng 12 ,mặc dù hóa đơn chưa nhận về kịp, và dự kiến nhận được hóa đơn vào tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau.

3. Về thời điểm lập báo cáo kết quả kinh doanh kế toán không hạch toán lãi dự thu phát sinh 

Do đó thu nhập bị ghi nhận thiếu.

Ví dụ: Doanh nghiệp gửi Ngân Hàng một khoản tiền lớn với kỳ hạn 6 tháng từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau mới đến kỳ nhận lãi. Do đó , Doanh nghiệp cần phải hạch toán và ghi nhận trước lãi tiền gửi trung bình tháng 10,11,12 vào tứng tháng thì BCTC năm trước, chứ không phải là đến tháng 3 mới ghi nhận toàn bộ lãi tiền gửi 6 tháng vào tài khoản 515 –  Doanh thu hoạt động tài chính.

lập báo cáo kết quả kinh doanh 2
Mẫu lập báo cáo kết quả kinh doanh

4. Về chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp không hạch toán lãi vay đủ và đúng. Không kết chuyển toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nó được treo lại một phần trên bảng cân đối kế toán.

5. Về ghi sai chi phí sửa chữa, duy trì Tài sản cố định hoạt động bình thường vào nguyên giá TSCĐ

Kế toán cần chú ý chỉ những chi phí sửa chữa, cải tạo nâng cấp TCSĐ làm tăng công suất sử dụng hoặc làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất… thì mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và trích khấu hao nguyên giá. Do đó, kế toán có thể ghi sai các chi phí sửa chữa, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường vào nguyên giá TSCĐ và các chi phí này Doanh nghiệp phải hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

6. Về phương pháp khấu hao TSCĐ không đúng

Khi doanh nghiệp thay đổi phương pháp hấu hao khi không có bằng chứng cho thấy có sự thay đổi về cách thức sử dụng và thu hồi tài sản, nhằm tăng/giảm con số chi phí phải khấu hao trong năm, dẫn đến việc tăng lãi/giảm lỗ trên Báo cáo kết quả kinh doanh, làm sai lệch Báo cáo tài chính.

Hoặc có một số doanh nghiệp sản xuất: Máy móc hoạt động dưới công suất, 

VÍ DỤ: Trong kỳ có 1 máy hoạt động chỉ đạt 70 đến 80% công suất do vậy phải tách phần chi phí khấu hao trong định mức: chẳng hạn nếu hoạt động 100% công suất thì phải tính khấu hao là 1 tỷ/ năm nhưng nếu hoạt động chỉ 70% công suất thì chỉ tính khấu hao 700 triệu/năm mới hợp lý, nếu doanh nghiệp vẫn tính 1 tỷ/năm sẽ làm cho giá thành bị sai, xác định giá bán sản phẩm bị tăng lên dẫn đến giá bán sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường…

7. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu vượt định mức

Khi tính giá thành một số doanh nghiệp tính không chính xác vì: không xác định được định mức và định mức có quan nhà nước khác với số phát sinh thực tế. Điều đó dẫn đến: xác định Nguyên vật liệu trong định mức và ngoài định mức không được rõ ràng.

XEM THÊM

09 kỹ năng đối chiếu báo cáo tài chính năm trước khi nộp CQT

Các lỗi sai và cách xử lý khi lập bảng cân đối tài khoản

Khóa học thực hành làm báo cáo tài chính

8. Về doanh thu được ghi nhận theo tiến độ hay thời điểm hoàn thành

Thường ở các doanh nghiệp dịch vụ, doanh thu khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể xảy ra sai sót.

Vì dụ: Đối với doanh nghiệp về dịch thuật. Khách hàng sẽ trả trước 30% hợp đồng dịch vụ dịch thuật sau khi khách hàng nhận được 50% phần dịch thuật của một nửa tập truyện thì phải ghi nhận doanh thu dịch vụ là 40%, nếu không ghi nhận là ghi nhận doanh thu sai.

9. Về doanh thu từ cổ phiếu khi lập báo cáo kết quả kinh doanh

Có những doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ cổ phiếu được nhận do công ty cổ phần phát hành thêm cổ phiếu từ thặng dư vốn cổ phần, và trả cổ tức bằng cổ phiếu, trong khi doanh nghiệp không được nhận tiền mặt, đó là không chính xác. Vì khi công ty cổ phần trả cổ tức bằng cổ phiếu, thực chất vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần không giảm, không có luồng tiền ra, theo đó phần sở hữu của nhà đầu tư trong vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần không thay đổi và như vậy doanh nghiệp ghi nhận doanh thu từ cổ phiếu được nhận là doanh thu ảo tại thời điểm nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

10. Về ghi nhận doanh thu tại doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư

lập báo cáo kết quả kinh doanh 5
Doanh thu trong lập báo cáo kết quả kinh doanh công ty dịch vụ Bất động sản

Đối với doanh nghiệp bất động sản thì phải áp dụng chuẩn mực kế toán số 05: Bất động sản đầu tư. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp bất động sản áp dụng chuẩn mực về hợp đồng xây dựng (ghi nhận doanh thu theo tiến độ, tương tự nhà thầu xây dựng), như vậy đã ghi nhận sai doanh thu làm dẫn tới sai lệch Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là yếu tố chi phối quyết định của các nhà đầu tư nên xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp Bất động sản muốn làm đẹp báo cáo không tuân thủ đúng việc áp dụng chuẩn mực kế toán.

11. Về dự phòng các khoản phải thu: xác định thời điểm, hướng dẫn và áp dụng thực tế

Ở một số công ty nước ngoài,  thường được áp dụng chính sách của Tập đoàn vào việc lập dự phòng phải thu. Tuy nhiên, theo quy định của chi phí hợp lý, hợp lệ trong quyết toán Thuế của Việt Nam đang áp dụng thì việc trích lập dự phòng phải theo TT 48/2019/TT-BTC. Một số doanh nghiệp trích lập dự phòng lớn hơn số được trích lập của TT 48 nên khi quyết toán Thuế các doanh nghiệp phải tính lại phần chi phí lập dự phòng này. 

Ví dụ: Doanh nghiệp nước ngoài theo chính sách trích lập dự phòng các khoản phải thu là quá hạn 3 tháng đã trích lập 30% hoặc 50% trong khi đó quy định tại TT 48 thì trích lập 30% khi khoản phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm, trích lập 50% khi khoản phải thu quá hạn từ 1 đến dưới 2 năm…

12. Liên quan đến các vấn đề của doanh nghiệp FDI – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Xác định đồng tiền hạch toán VND hay USD; Tỷ giá hạch toán, Tỷ giá thực tế, Thời điểm ghi nhận hàng Nhập khẩu/Xuất Khẩu,… Khi kế toán ghi nhận sai sót cũng đồng nghĩa với việc làm sai lệch báo cáo kết quả kinh doanh, cụ thể là:

Ghi nhận tỷ giá trong việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa là vấn đề hay bị sai sót. Thông thường kế toán hay ghi nhận tỷ giá theo ngày trên Invoice hay tờ khai hải quan. Việc ghi nhận phải theo Incoterm là theo điều khoản nào, thời gian trên Incoterm là hàng hóa được chuyển khi nào thì lúc đó mới được phép ghi nhận. 

VÍ DỤ: Phải lấy tỷ giá của ngày xếp hàng lên tàu để ghi nhận vào TK 151 chứ không lấy tỷ giá ngày mà hàng về đến cảng của Việt Nam đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thì và đó cũng là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu nhận nợ với nhà cung cấp (Ví dụ khoảng thời gian từ ngày xếp hàng lên tàu đến ngày hàng về cảng Việt Nam cách nhau khoảng 2 tháng…) Việc ghi nhận sai thời điểm làm cho tỷ giá ghi nhận bị sai.

Trường hợp sai trong việc ghi nhận tỷ giá của khoản nhận trước của người mua và khoản trả trước cho người bán. Theo quy định của TT 200 thì dùng tỷ giá thực tế ngày trả tiền trước để tính doanh thu hay giá vốn hàng hóa tương ứng với phần trả trước. Không dùng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập của kỳ.

VÍ DỤ: Nếu doanh nghiệp nhận trước khoản trả trước của khách hàng là 10% giá trị hợp đồng với tỷ giá thực tế tại thời điểm này là 23.000 VND/USD. Tại thời điểm cuối kỳ kế toán thì doanh thu của 90% còn lại sẽ được ghi nhận theo tỷ giá thực tế tại thời điểm này là 23.300 VND/USD. Như vậy Tổng doanh thu sẽ được tính = 10%giá trị hợp đồng x 23.000 VND/USD + 90% giá trị hợp đồng x 23.300.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

lập báo cáo kết quả kinh doanh 10
Hỏi đáp lập báo cáo kết quả kinh doanh

Qua bài viết chia sẻ Kế Toán Việt Hưng  hi vọng bạn đọc đã hiểu được rõ hơn về Các lỗi sai và cách xử lý khi lập báo cáo kết quả kinh doanh. Hi vọng đã giúp bạn hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Truy cập ngay Fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận