Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Khác với phương pháp tính giá thành giản đơn thì điều kiện áp dụng là trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng 1 loại nguyên vật liệu nhưng kết quả sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Ví dụ: Các doanh nghiệp may mặc, hoá chất, nông sản.

tinh-gia-thanh-san-pham-theo-phuong-phap-he-so

1. Phương pháp tính giá thành

Để tính được giá thành cho từng loại sản phẩm chính phải qua các loại sản phẩm chính khác nhau về sản phẩm chuẩn.

Căn cứ để chọn sản phẩm chuẩn là một trong các loại sản phẩm chính nhưng nó phải có số lượng  hoặc giá trị lớn.

Khi đó hệ số của sản phẩm chuẩn là 1

–  Giả sử gọi Ha, Hb, Hc… là hệ số của các loại sản phẩm A, B, C

–  Qa, Qb, Qc là số lượng thực tế của các loại sản phẩm trên

Khi đó tổng sản phẩm tiêu chuẩn hoàn thành là QH

QH = Qa*Ha + Qb*Hb + Qc*Hc +…

1.1. Hệ số giá thành của từng loại sản phẩm được xác định như sau

Hệ số tính giá thành của sản phẩm A = Qa*Ha/Qh

Tương tự tính được hệ số cho SPB, SPC

1.2. Giá thành thực tế của từng loại sản phẩm tính theo từng khoản mục chi phí

Zsx thực tế của SPA = (CDđk + Cps – CDck) * Qa*Ha/Qh

Tương tự tính cho SPB, SPC

 2. Ví dụ cụ thể về phương pháp tính giá thành hệ số

Doanh nghiệp A trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời thu được 2 loại sản phẩm A và B. Trong tháng 4/2015 có tài liệu như sau

ĐVT: 1000đ

2.1. Chi phí sản xuất đầu kỳ

–  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 100.000

–  Chi phí nhân công trực tiếp: 20.000

–  Chi phí sản xuất chung: 30.000

2.2. Chi phí phát sinh trong kỳ tập hợp được

–  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 900.000

–  Chi phí nhân công trực tiếp: 118.000

–  Chi phí sản xuất chung: 160.000

2.3. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

–  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : 40.000

–  Chi phí nhân công trực tiếp: 12.000

–  Chi phí sản xuất chung: 10.000

Kết quả sản xuất cuối tháng hoàn thành 120 sản phẩm A và 150 SPB

Doanh nghiệp đã xác định được hệ số tính giá thành SPA là 1, SPB là 1.2

Yêu cầu

– Tính giá thành sản phẩm A và sản phẩm B

Đáp án của ví dụ trên

–  Tổng sản phẩm chuẩn

QH = 120*1+ 150*1.2  = 300

–  Hệ số phân bổ chi phí sản xuất( hệ số tính giá thành)

HzA = 120*1/300 = 0.4

HzB = 150*1.2/300 = 0.6

–  Áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm

 

SẢN PHẨM A

Số lượng:  120     Đơn vị tính: 1000đ

Khoản mục chi phíChi phí dở dang đầu kỳChi phí phát sinh trong kỳChi phí dở dang cuối kỳTổng chi phíGiá thành sản phẩm A
Hệ sốTổng giá thànhGiá thành đơn vị
Chi phí NVLTT100.000 900.000 40.000 960.000 0.4 384.000 3.200
Chi phí NCTT 20.000 118.000 12.000 126.000 0.4 50.400420
Chi phí sản xuất chung 30.000  160.000 10.000 180.0000 0.4 72.000600
Cộng 150.000
 1.178.000 62.000 1.260.000  506.4004220

SẢN PHẨM B

Số lượng: 150    Đơn vị tính: 1000đ

Khoản mục chi phíChi phí dở dang đầu kỳChi phí phát sinh trong kỳChi phí dở dang cuối kỳTổng chi phíGiá thành sản phẩm B
Hệ sốTổng giá thànhGiá thành đơn vị
Chi phí NVLTT 100.000 900.000 40.000 960.000 0.6 576.000 3.840
Chi phí NCTT 20.000 118.000 12.000 126.000 0.6 75.600504
Chi phí sản xuất chung 30.000 160.000 10.000 180.0000 0.6 108.000720
Cộng 150.000 1.178.000 62.000 1.260.000  506.4005064

 

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

3 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Thị Mơ
Nguyễn Thị Mơ
Bình chọn :
     

PHương pháp này cứ sản phẩm thu được nhiều nhất sẽ xá định hệ số tính giá thành là 1 ạ

Trang
Trang

Nếu họ chưa cho chi phí dở dang cuối kì. Thì dùng cách nào để tính chi phí dở dang đó ạ

Kim Tan
Kim Tan
Trả lời  Trang

cp dở dang Cki= ((spdd đầu kì+ cpnvltt)/(sp hthanhtrongki+ spdd cki))*spddcki