Thực trạng cách làm kế toán quản trị chi phí các bệnh viện

Đối với các bệnh viện, kế toán quản trị chi phí là vấn đề khá mới nhưng được đánh giá là công cụ quản lý quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ các thông tin về hoạt động tài chính của bệnh viện, giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thực trạng kế toán quản trị chi phí trong một số bệnh viện  trong các bệnh viện hiện nay. 

kế toán quản trị chi phí
Thực trạng cách làm kế toán quản trị chi phí các bệnh viện

1. Kế toán quản trị chi phí là gì?

Kế toán quản trị chi phí là công cụ cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị chi phí của các doanh nghiệp. Kế toán quản trị chi phí đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, bắt buộc phải thực hiện vì mục tiêu lợi nhuận. 

2. Chức năng, nhiệm vụ

– Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành, và kế hoạch công tác của bệnh viện lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của bệnh viện và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.
– Theo định hướng hạch toán kinh tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định.
– Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của bệnh viện.
– Tổ chức công tác kế toán trong bệnh viện theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của bệnh viện.
– Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản.
– Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.
– Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của bệnh viện.

3. Đặc điểm của kế toán quản trị chi phí tại các bệnh viện 

Bệnh viện là một đơn vị với nhiều nhóm dịch vụ: Khám, chữa bệnh, dịch vụ… Do vậy, công tác kế toán quản trị chi phí tương đối phức tạp và ngày càng được quan tâm nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động và tăng hiệu quả hoạt động cho bệnh viện, nhất là trong bối cảnh tự chủ tài chính. Kế toán quản trị có mục đích bổ sung cho kế toán tài chính, đây là hai hệ thống con của một hệ thống kế toán, cả hai nhằm mục đích mô hình hóa thông tin kinh tế của đơn vị. 

Kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện có nhiệm vụ cung cấp thông tin quá khứ và những thông tin có tính dự báo, thông qua việc lập kế hoạch và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức chi phí, làm căn cứ để ra các quyết định thích hợp về giá dịch vụ khám chữa bệnh, ký kết hợp đồng, tự làm hay mua ngoài.

Kế toán quản trị chi phí trong bệnh viện được biểu hiện qua các nội dung cụ thể như: Phân loại chi phí, xây dựng định mức và dự toán chi phí, phương pháp xác định chi phí và tính giá thành dịch vụ, đánh giá hiệu quả của các trung tâm chi phí và phân tích thông tin chi phí để đưa ra quyết định.

4. Thực trạng cách làm kế toán quản trị chi phí các bệnh viện VN

Đối với xây dựng định mức chi hoạt động: Hiện nay, các bệnh viện đã xây dựng cụ thể và chi tiết cho từng hoạt động như chi quản lý, chi cho các hoạt động chuyên môn (khám, chữa bệnh, giường bệnh…). Các định mức này được xây dựng theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cũng như căn cứ trên kinh nghiệm triển khai thực tế và tiêu chí kỹ thuật. Các định mức thường xuyên được các bệnh viện rà soát, điều chỉnh, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.

Về dự toán: Phần lớn các bệnh viện đều đã chú trọng xây dựng dự toán và xác định đây là cơ sở quan trọng để kiểm soát chi trong đơn vị. Các dự toán đã được các đơn vị xây dựng theo từng cấp, từ cấp cơ sở đến cấp trung gian và cấp cao.

Những bất cập hạn chế tồn tại:

– Về phân loại chi phí: Phần lớn các bệnh viện chỉ mới thực hiện phân loại chi phí theo mục lục ngân sách, chi phí chưa được phân loại theo nội dung kinh tế, chức năng, hay mức độ hoạt động cho phù hợp với yêu cầu kiểm soát của bệnh viện

– Về nhận diện và xác định chi phí: Chi phí phát sinh cho từng hoạt động, từng bệnh nhân hiện nay cũng rất khó xác định và tách biệt, do có nhiều khoản chi phí liên quan đồng thời cả hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm xã hội (hoạt động sự nghiệp) và hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu (hoạt động dịch vụ)…

– Về định mức và dự toán: Định mức đối với hoạt động sự nghiệp được xây dựng theo quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với các khoản chi cho hoạt động dịch vụ thì việc xây dựng định mức thường do đơn vị tự quyết định, chưa có căn cứ và chưa được phê duyệt của Bộ Y tế.

– Về trung tâm chi phí: Phần lớn các bệnh viện chưa thiết lập được trung tâm chi phí; hệ thống chỉ tiêu của trung tâm cũng chưa được xây dựng.

– Về phân tích thông tin chi phí: Các bệnh viện hiện nay mới sử dụng kỹ thuật so sánh đơn giản nhằm đánh giá chênh lệch/khác biệt giữa kỳ gốc và kỳ báo cáo, chưa ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật tiên tiến để tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt…

Trên đây là thực trạng cách làm kế toán quản trị chi phí tại các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay. Chúc các bạn thành công!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *