Hoá đơn điện tử – Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử. Dưới đây là nội dung chi tiết của Thông tư 68/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/11/2019 & một số thông tin liên quan.
1. Công bố bắt buộc áp dụng hoá đơn điện tử ngay từ ngày 01 tháng 11 năm 2020
Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này
(Tại Khoản 3 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC )
2. 7 văn bản pháp luật hết hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020
Trước ngày 31/10/2020, cơ sở kinh doanh nhận được thông báo áp dụng HĐĐT của CQT mà chưa có cơ sở hạ tầng để thực hiện thì gửi dữ liệu hóa đơn đến CQT theo Mẫu số 03 (Phụ lục Nghị định 119) cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.
STT | CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT | NỘI DUNG | HIỆU LỰC THI HÀNH |
1 | Thông tư số 32/2011/TT-BTC | Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ | 14 /03 /2011 |
2 | Thông tư số 191/2010/TT-BTC | Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải | 01/12/2010 |
3 | Thông tư số 39/2014/TT-BTC | Hướng dẫn thi hành về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính) | |
4 | Quyết định số 1209/QĐ-BTC | Về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế | 23/06/2015 |
5 | Quyết định số 526/QĐ-BTC | Về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế | 16/04/2018 |
6 | Quyết định số 2660/QĐ-BTC | Về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 | 14/02/2016 |
7 | Thông tư số 37/2017/TT-BTC | Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014) | 27/04/2017 |
Từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, các đơn vị vẫn có thể áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành 2 Nghị định trên nếu cơ quan thuế chưa có thông báo.
3. Bổ sung thêm chỉ tiêu mới trong nội dung hoá đơn điện tử
Nội dung của hóa đơn điện tử, gồm có:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
– Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua;
– Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
– Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP;
– Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm d.3 khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC và các nội dung khác liên quan (nếu có).
LƯU Ý
– Sự sửa đổi về ký hiệu mẫu và ký hiệu hóa đơn. – Thời điểm lập Hóa đơn điện tử được hướng dẫn xác định cụ thể hơn nhưng vẫn phù hợp với quy định từng trường hợp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ tại Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Điều 4 của Thông tư 68/2019/TT-BTC. – Có quy định rõ ràng về việc hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người mua trong từng trường hợp và lĩnh vực cụ thể. |
4. Chi tiết cụ thể về định dạng hoá đơn điện tử
– Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
– Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử
– Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
- Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
- Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
(Tại Điều 5 Thông tư 68/2019/TT-BTC)
5. Một số trường hợp áp dụng hoá đơn điện tử
Ngoài ra, còn 1 vài trường hợp khác như:
– Áp dụng hóa đơn điện tử đối với các trường hợp rủi ro cao về thuế (tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 68)
- Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế quy định tại điểm b khoản này thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong các dấu hiệu như không có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất; DN có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ; không thực hiện kê khai thuế…
– Áp dụng trường hợp sử dụng hoá đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh (tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 68): Thực hiện gửi đơn đề nghị cấp hoá đơn điện tử cho CQT và khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và các loại thuế, phí khác (nếu có) trước khi được cấp.
6. Xử lý 1 vài tình huống khi sử dụng hoá đơn điện tử gặp sai sót, sự cố
CÁC TRƯỜNG HỢP HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ SAI SÓT |
CÁCH THỰC HIỆN XỬ LÝ | |
HĐĐT có sai sót sau khi cấp mã của cơ quan thuế | Chưa gửi hóa đơn cho người mua |
|
Đã gửi hóa đơn cho người mua |
|
|
Cơ quan thuế phát hiện sai sót hóa đơn |
|
|
HĐĐT không có mã của cơ quan thuế đã lập | Đã gửi hoá đơn cho người mua có sai sót (do người bán hoặc người mua phát hiện) |
|
Cơ quan thuế phát hiện sai sót hóa đơn |
|
|
CÁC TRƯỜNG HỢP HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ GẶP SỰ CỐ |
||
Hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố |
Tổng cục Thuế thực hiện các giải pháp kỹ thuật chuyển sang hệ thống dự phòng và có trách nhiệm thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về các sự cố nêu trên. | |
Do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử |
Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có trách nhiệm thông báo cho người bán được biết, phối hợp với Tổng cục Thuế để được hỗ trợ kịp thời. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải khắc phục nhanh nhất sự cố, có biện pháp hỗ trợ người bán lập hóa đơn điện tử để gửi cơ quan thuế cấp mã trong thời gian ngắn nhất (hoá đơn điện tử) | |
Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
|
Thông báo với cơ quan thuế để hỗ trợ xử lý sự cố
=> Trong thời gian xử lý sự cố người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì đến cơ quan thuế để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. |
⇒ Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử, nếu phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.
Trên đây là những thông tin Kế toán Việt Hưng tin là sẽ hữu ích cho cá bạn nhà kế trong giai đoạn chuyển giao hoá đơn giấy dần sang hoá đơn điện tử chính thức. Hãy đến Trung tâm chúng tôi để trải nghiệm các khoá học kế toán Online 1 kèm 1 cầm tay chỉ việc CAM KẾT học xong làm được việc.