Quy trình bán hàng chuẩn trong doanh nghiệp rất quan trọng. Đó là phương pháp giúp hoạt động kinh doanh được vận hành nhịp nhàng. Vậy, xây dựng quy trình bán hàng chuẩn như nào?
XEM THÊM
Bán hàng và công việc của kế toán bán hàng
Nguyên tắc lập hóa đơn bán hàng
Quy trình bán hàng của doanh nghiệp là trình tự các bước thực hiện hoạt động bán hàng đã được doanh nghiệp quy định. Mang tính chất bắt buộc, đáp ứng những mục tiêu cụ thể của hoạt động quản trị bán hàng trong doanh nghiệp.
1. Tại sao phải có quy trình bán hàng chuẩn?
- Doanh nghiệp xây dựng được một quy trình bán hàng chuẩn sẽ tạo nên những hiệu quả thiết thực
- Nhất là bộ phận bán hàng nói riêng và góp phần nâng cao doanh thu của doanh nghiệp
- Quy trình bán hàng chuẩn giúp doanh bộ phận quản lý, ban lãnh đạo dễ dàng kiểm soát. Đánh giá được hoạt động, hiệu quả làm việc của bộ phận bán hàng
- Tạo nên quy cách làm việc chuyên nghiệp. Gây dựng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong thị trường
- Rút ngắn được sự chênh lệch về trình độ, kỹ năng bán hàng của nhân viên cũ và mới
- Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng nên quy trình bán hàng phù hợp với lĩnh vực, sản phẩm và cách thức quản lý của họ
2. Quy trình bán hàng chuẩn cho doanh nghiệp Việt
Bước 1: Chuẩn bị
Để việc bán hàng đạt hiệu quả, cần chuẩn bị:
-
Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ (ưu, nhược điểm của sản phẩm và dịch vụ) cung cấp cho khách hàng
-> Và quan trọng là “lợi ích” khách hàng nhận được.
-
Bạn phải lên kế hoạch bán hàng cụ thể, chi tiết nhất để xác định đối tượng khách hàng, khách hàng ở đâu và thời gian tiếp cận như thế nào là hợp lý.
– Có được kế hoạch rồi bạn hãy tiến hành tìm kiếm danh sách những khách hàng cần phải tiếp cận để:
-> tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể tìm qua internet, đi thực tế, qua bạn bè, người thân, đối thủ…
-
Chuẩn bị các bảng báo giá, giấy giới thiệu hoặc card visit…
-
Bạn là nhân viên kinh doanh, bạn có thể gặp khách hàng bất cứ lúc nào nên hãy chuẩn bị cho mình:
-> trang phục lịch sự, chuyên nghiệp và phải luôn giữ vững tâm lý tự tin khi gặp khách hàng
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng
- Chìa khóa để tìm kiếm khách hàng tiềm năng là biết rõ cần tiếp cận thị trường nào và tiếp cận ai.
- Phân biệt khách hàng “đầu mối”, khách hàng “tiềm năng” và khách hàng “tiềm năng đủ điều kiện” là điều vô cùng cần thiết.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng
- Để tiếp cận Khách hàng thành công, bạn cần tìm hiểu thông tin về khách hàng trước.
-> Qua nhiều kênh: qua internet, báo chí, thực tế hay người thân, người quen.
- Sau đó, có thể gửi email giới thiệu, liên hệ bằng điện thoại chào hàng. Thăm dò một số thông tin và cung cấp những thông tin bổ ích cho khách hàng
- Rồi thiết lập cuộc hẹn trực tiếp để trao đổi và trình bày sản phẩm, dịch vụ.
Sau khi tiếp cận khách hàng thành công, ta sẽ biết được nhu cầu chính của khách hàng và đánh giá được khách hàng.
Điều này được cho là quan trọng nhất của bước tiếp cận khách hàng trong quá trình bán hàng.
Vì nó sẽ giúp bạn xác định cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Bước 4: Giới thiệu, trình bày về sản phẩm, dịch vụ
Tập trung vào “lợi ích” chứ không phải là tính năng, đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ và “nhu cầu” của khách hàng chứ không phải bán những thứ bạn có.
Nếu bạn xem xét sản phẩm/dịch vụ về khía cạnh nó sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng thì sự trình bày về sản phẩm của bạn sẽ là một cuộc đối thoại trọng tâm và có liên quan với khách hàng. Trong cuộc gặp gỡ, giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ của bạn mà khách hàng cùng tham gia vào, nêu những ý kiến, những thắc mắc của họ thì bạn đã thành công được 70%.
Bước 5: Báo cáo, thuyết phục khách hàng
Nếu cuộc nói chuyện của bạn đã thành công và bạn nhận được đề nghị báo giá chính thức như đã thảo luận với khách hàng. Bạn hãy hỏi khi nào khách hàng cần báo giá và hãy bảo đảm họ nhận được nó đúng thời điểm.
Trong báo giá hãy tập trung vào những điều đã thảo luận với khách hàng. Hãy nhấn mạnh vào nhu cầu của họ và hãy viết về những điều khách hàng phản ánh tích cực và thích thú với sự chào hàng của bạn.
Bước 6: Thống nhất chốt đơn hàng, hợp đồng bán hàng
Chốt sale là quá trình giúp cho khách hàng đưa ra quyết định. Nên bạn phải nhớ rằng mọi điều bạn nói trong khi tiếp cận, thuyết minh và trình bày hay báo giá đều phải hướng đến việc chốt sale.
Nhân viên bán hàng phải có cái nhìn chính xác như lời nói, cử chỉ, những lời nhận xét về sản phẩm của khách hàng trong bước tiếp cận với khách hàng.
Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán
Bước cuối cùng vô cùng quan trọng trong quy trình bán hàng của công ty mà bắt buộc không một nhân viên kinh doanh nào được quên đó là chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc khách hàng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp hay không. Có thể tiếp tục việc hợp tác lâu dài hay không.
Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một quy trình bán hàng riêng để phù hợp với hoạt động, đặc điểm, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!