Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200 và thông tư 133
Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ theo TT 200 và TT 133 như thế nào?
Tại bài viết này Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ chi tiết với bạn.
1. Khái niệm về công cụ dụng cụ
– Công cụ dụng cụ là đối tượng lao động và là phương tiện sản xuất của công ty, vì vậy hiểu và quản lý chúng hiệu quả giúp cho nhà quản lý giảm được chi phí quản lý doanh nghiệp
– Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định
– Công cụ dụng cụ là những công cụ có giá trị nhỏ hơn 30 triệu, ngược lại với những tiêu chuẩn khi đánh giá TSCĐ. Áp dụng theo thông tư 45/2013.
Xem thêm: Cách hạch toán mua và ghi tăng TSCĐ theo TT200 và TT133
2. Hạch toán kế toán mua công cụ dụng cụ
2.1 Hạch toán CCDC mua về xuất ngay cho bộ phận sử dụng
Nợ TK 242: Chi phí trả trước không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn.
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,112 : Nếu thanh toán ngay tiền mặt hoặc chuyển khoản
Có TK 331: Nếu chưa thanh toán
2.2 Hạch toán CCDC mua về nhập kho
Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ tăng
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đồng thời tăng
Có TK 111,112 : Nếu thanh toán ngay tiền mặt hoặc chuyển khoản
Có TK 331, ….: Nếu chưa thanh toán
– Khi xuất kho cho bộ phận sử dụng :
Nợ TK 242: Chi phí trả trước không phân biệt ngắn hạn hay dài hạn. ( Áp dụng cho tt 133 và tt200)
Có TK 153: Công cụ dụng cụ giảm đi.
3. Phân bổ công cụ dụng cụ
3.1 Khái niệm và nguyên tắc phân bổ công cụ dụng cụ
– Phân bổ công cụ dụng cụ là gì: Phân bổ là việc tính toán chia nhỏ giá trị công cụ ra để tính dần vào chi phí kinh doanh
– Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ: Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ tùy thuộc vào thời gian sử dụng thực tế. Thường thì thời gian phân bổ dưới 3 năm tài chính ( Căn cứ vào thông tư 96/2015)
– Tại sao lại phải phân bổ CCDC? Vì khi mua CCDC về sử dụng về nguyên tắc kế toán sẽ không được ghi nhận toàn bộ vào chi phí ngay mà phải thông qua chi phí trả trước ngắn hạn hoặc dài hạn và phân bổ dần vào chi phí. Vậy sử dụng TK 242 làm tài khoản trung gian. Khi CCDC đã đẩy hết vào chi phí quản lý (TK 642) thì giá trị CCDC cũng hết.
– Công thức xác định giá trị phân bổ một tháng = Giá trị của công cụ dụng cụ chưa có thuế / số tháng phân bổ
– Nguyên tắc phân bổ công cụ dụng cụ:
+ Nếu công cụ dụng cụ sử dụng được phân bổ từ 2 tháng đến 36 tháng và được theo dõi vào tk 242.
3.2 Bút toán phân bổ CCDC tính vào chi phí
– Với CCDC mua về sử dụng cho bộ phận văn phòng
Theo Thông tư 133
Nợ TK 6422: Chi phí quản lý DN
Có TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn
Theo thông tư 200
Nợ TK 642: Chi phí quản lý DN
Có TK 242 : Chi phí trả trước .
– Với CCDC mua về sử dụng cho bộ phận trực tiếp sản xuất
+ DN áp dụng theo thông tư 133
Nợ TK 1543: Chi phí sản xuất chung
Có TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn
+ DN áp dụng theo thông tư 200
Nợ TK 6273: Chi phí sản xuất chung
Có TK 242 : Chi phí trả trước dài hạn
Mức phân bổ tháng = Giá trị CCDC nhập mua / thời gian sử dụng dự kiến (số tháng sử dụng)
Mức phân bổ theo ngày trong tháng = ((Giá trị CCDC nhập mua : thời gian sử dụng dự kiến) * số ngày sử dụng trong tháng tính phân bổ) / số ngày thực tế trong tháng đó
4. Ví dụ mua và phân bổ công cụ dụng cụ
4.1 Trường hợp mua CCDC sử dụng ngay
– Ngày 27/06/2018 công ty mua 01 máy phát điện theo Hóa đơn số 0072756, giá mua chưa VAT là 9.500.000, thuế suất thuế GTGT 10%, Công ty thanh toán bằng tiền mặt. Biết CCDC này đưa vào sử dụng luôn và phân bổ 24 tháng. Ngày bắt đầu tính phân bổ là 01/07/ 2018. Thông thường ngày bắt đầu tính phân bổ CCDC thường là ngày đầu tháng sau.
– Phản ánh CCDC khi mua về đưa vào sử dụng:
Nợ TK 242: 9.500.000
Nợ TK 1331: 950.000
Có TK 111: 10.450.000
Giá trị phân bổ của 1 tháng = 9.500.000/24 tháng = 395.833đ/1tháng
+ Với bộ phận văn phòng
Nợ TK 6422: 395.833
Có TK 242: 395.833
+ Với bộ phận trực tiếp sản xuất áp dụng theo thông tư 133
Nợ TK 1547: 395.833
Có TK 242: 395.833
+ Với bộ phận trực tiếp sản xuất áp dụng theo thông tư 200
Nợ TK 6273: 395.833
Có TK 242: 395.833
– Và vào các tháng tiếp theo tiếp tục phân bổ tới bao giờ hết giá trị CCDC và chuyển dần vào TK 642 (với CC DC dùng cho bộ phận văn phòng) hoặc 1543 (Dùng cho bộ phận sản xuất theo thông tư 133, 6273 (dùng cho bộ phận sản xuất theo thông tư 200).
Trên đây là những chia sẻ của Kế toán Việt Hưng về: Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ theo TT 200 và TT 133. Nếu còn bất cứ vấn đề gì thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết. Việt Hưng luôn sẵn lòng giải đáp cho bạn.
ad ơi, cho mình xin bộ hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133 với ạ, mình tìm mà không thấy tài khoản 154 ccos chi tiết ra tài khoản cấp 2. gmail: hoanghai469@gmail.com. thank ad nhiều
Chào bạn
Trung tâm gửi hệ thống tài khoản theo TT133 vào mail của bạn. Bạn check mail giúp mình nhá.
TK 154 không nên chi tiết ra như vậy rất khó khi tính giá thành. Bạn chỉ cần chọn khoản mục chi phí cho từng loại chi phí sản xuất là được bạn nha
Trân trọng!!!