Cách hạch toán mua và ghi tăng TSCĐ theo TT200 và TT133

Hạch toán mua và ghi tăng TSCĐ theo TT200 và TT133

Cách hạch toán mua và ghi tăng TSCĐ theo TT200 và TT133

1. Khái niệm, điều kiện đánh giá, nguyên tắc quản lý, phân loại TSCĐ

1.1. Khái niệm phân loại Tài sản cố định

+ TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất  thỏa mãn các điều kiện đánh giá là tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị…

+ TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có giá trị vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình. Như bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả.

Xem thêm: Phương pháp hạch toán công cụ dụng cụ theo TT 200 và TT 133

1.2. Điều kiện đánh giá:

+ TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 30 triệu. (Áp dụng theo thông tư 45/2013/BTC có hiệu lực áp dụng từ ngày 10/06/2013)

+ Có giá trị sử dụng lớn hơn 1 năm, và nó khi đưa vào sử dụng thì phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai khi sử dụng TSCĐ đó.

Nếu không thỏa mãn một trong hai điều kiện trên nó sẽ là công cụ dụng cụ.
– Nguyên tắc quản lý TSCĐ

+ Mọi TSCĐ tại công ty đều phải có hồ sơ riêng (bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan) mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số riêng. Được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh đầy đủ theo chế độ sổ sách kế toán.

2. Hạch toán Mua và ghi tăng TSCĐ

– Bút toán phản ánh mua TSCĐ

Nợ TK 211: Nguyên giá  TSCĐ tăng
Nợ TK 1332: Thuế GTGT của TSCĐ
Có TK 111,112: Nếu thanh toán luôn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng
Có TK 331: Nếu chưa thanh toán cho nhà cung cấp

3. Khấu hao tài sản cố định

3.1 Khái niệm, nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định

–  Khái niệm khấu hao tài sản cố định:

Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một thời gian sử dụng.Khấu hao của tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Khấu hao là việc giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ của khoa học công nghệ.

– Nguyên tắc tính khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định mua vào trong tháng này thì đầu tháng sau mới được trích khấu hao tính vào chi phí

Ví dụ: Ngày 29/06/2018 mua một tài sản cố định, Thông thường ngày 01/07/2018 sẽ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh nếu tài sản đó đã đưa vào hoạt động.
Quy định về thời gian trích khấu hao tài sản cố định: Tham khảo Phụ lục I của thông tư 45/2013.

3.2  Hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

– Hàng tháng khấu hao TSCĐ tính vào chi phí tương ứng với từng bộ phận. Đối với bộ phận văn phòng thì chi phí khấu hao TSCĐ dùng TK 6422 ( TT 133 2006) và TK 642( TT 200/2006), còn đối với bộ phận sản xuất trực tiếp thì chi phí khấu hao TSCĐ dùng TK 1547( theo TT 133 ), TK 6427( TT 200 )

– Thời gian trích khấu hao TSCĐ

+ Thời gian trích khấu hao TSCĐ phụ thuộc vào nguyên giá của TSCĐ. Chúng ta tham khảo phụ lục I của thông tư 45/2013/BTC.

+ Giá trị khấu hao TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ chưa bao gồm thuế / số tháng sử dụng

+ Với TSCĐ dùng cho bộ phận văn phòng

Theo TT133
Nợ TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ
Theo TT200
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ

+ Với TSCĐ dùng cho bộ phận sản xuất trực tiếp

Theo TT133
Nợ TK 1544:
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ
Theo TT200
Nợ TK 6274: Theo TT200
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ

Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định theo thông tư 200, 133

4. Ví dụ về mua tài sản cố định và trích khấu hao

Ngày 12/07/2018 Công ty tân long mua 1 ô tô innova giá 700.000.000đ. thuế GTGT 10%. Chưa thanh toán. Giả sử kế toán khấu hao TSCĐ trong vòng 6 năm. Ngày 01/08/2018 bắt đầu tính khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí.

– Kế toán ghi tăng TSCĐ

Nợ TK 211: 700.000.000
Nợ TK 1332: 70.000.000
Có TK 331: 770.000.000

– Định khoản các trường hợp khấu hao TSCĐ dùng cho từng bộ phận

(6 năm quy đổi bằng 72 tháng). Lấy 700.000.000/72 tháng = 9.722.222đ

Theo TT 133.
Nợ TK 6422:  9.722.222đ
Có TK 214:  9.722.222đ
Nợ TK 1544:  9.722.222đ
Có TK 214:  9.722.222đ
Theo TT 200.
Nợ TK 642: 9.722.222đ
Có TK 214: 9.722.222đ
Nợ TK 6274: 9.722.222đ
Có TK 214: 9.722.222đ
– Sang tháng 9 trích khấu hao tính vào chi phí là như định khoản trên với số tiền tròn 1 tháng là 9.722.222đ. Kế toán trích khấu hao tài sản cố định tới bao giờ hết thời gian khấu hao thì thôi

Trên đây là bài viết về Cách hạch toán mua và ghi tăng TSCĐ theo TT200 và TT133. Nếu còn bất cứ điều gì khúc mắc. Bạn vui lòng để lại bình luận dưới bài viết. Kế toán Việt Hưng luôn sẵn sàng giải đáp cho bạn ạ.

Có 1 bình luận

  1. Avatar of Lê mai
    Lê mai đã viết:

    Ví dụ trường hợp mua tscđ trị giá 390.000.000 đ bên bán yêu cầu trả trước một nữa số tiền trên và số còn lại trả dần trong 3 tháng mỗi tháng trả số tiền 39.000.000 đ thì hạch toán thế nào ạ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *