Nộp lại báo cáo tài chính | Làm sai báo cáo tài chính không phải là chuyện hiếm gặp ở các doanh nghiệp, nhưng sửa sai bằng cách nào mới là điều quan trọng và công văn xin nộp lại báo cáo tài chính là một trong những điều cần thực hiện đầu tiên khi phạm lỗi.
Các loại sổ sách giấy tờ TRƯỚC TỚI NAY luôn đòi hỏi sự chuyên nghiệp thể hiện ở độ đúng đắn và chính xác trong các con chữ, con số. Song không phải ai cũng luôn luôn làm đúng đươc, và khi phạm những lỗi sai như vậy thì thường phải giải quyết SỚM tránh những hậu quả về sau nhất là trong các báo cáo tài chính. Vậy thủ tục trình tự xin nộp lại báo cáo tài chính như thế nào cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
THAM KHẢO:
Báo cáo tài chính nộp cho những cơ quan nào – Thời hạn nộp BCTC
Cách kiểm tra sổ sách kế toán trước khi lập báo cáo tài chính
1. Đâu là trường hợp cần nộp lại báo cáo tài chính khi có sai xót?
Theo Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
– Đối với loại thuế có kỳ quyết toán thuế năm: Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế tạm nộp của tháng, quý có sai sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm. Trường hợp hồ sơ khai bổ sung hồ sơ quyết toán thuế năm làm giảm số thuế phải nộp nếu cần xác định lại số thuế phải nộp của tháng, quý thì khai bổ sung hồ sơ khai tháng, quý và tính lại tiền chậm nộp (nếu có).
Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
- Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
– Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế theo kết luận, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (người nộp thuế không phải lập hồ sơ khai bổ sung).
Theo Công văn 51140/CT-HTr, ngày 05/08/2015 trường hợp báo cáo tài chính của Công ty Độc giả Trần Thị Thu Hiền có sai sót thì được khai bổ sung, hướng dẫn như sau:
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót gây ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị làm hồ sơ khai bổ sung (mẫu số 01/KHBS kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) bổ sung, điều chỉnh số liệu trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm có sai sót (mẫu số 03/TNDN kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) kèm theo Báo cáo tài chính đã được bổ sung, sửa đổi.
– Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS. |
KẾT LUẬN: Doanh nghiệp phải lập nộp lại Báo cáo tài chính xử lý theo 2 trường hợp sau:
(1) Trường hợp phải lập Bản giải trình bổ sung điểu chỉnh Mẫu 01/KHBS:
- Hồ sơ Quyết toán thuế TNDN (Báo cáo tài chính) có sai sót làm tăng số thuế phải nộp
- Hồ sơ Quyết toán thuế TNDN (Báo cáo tài chính) có sai sót làm giảm số thuế phải nộp, kể cả trường hợp làm tăng hoặc giảm lỗ
(2) Trường hợp không phải lập Bản giải trình bổ sung điều chỉnh Mẫu 01/KHBS:
- Hồ sơ Quyết toán thuế TNDN (Báo cáo tài chính) có sai sót không làm ảnh hưởng tới số thuế phải nộp
2. Kê khai bổ sung nộp lại báo cáo tài chính hồ sơ bao gồm những gì?
Theo Khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:
– Tờ khai thuế của kỳ tính thuế bị sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh
– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này (trong trường hợp khai bổ sung, điều chỉnh có phát sinh chênh lệch tiền thuế)
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh
– Bản giải trình bồ sung và các tài liệu kèm theo (nếu làm thay đổi nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp) hoặc công văn giải trình nộp lại báo cáo tài chính
Trường hợp doanh nghiệp bạn đã đăng ký kê khai thuế qua mạng thì được thực hiện việc nộp tờ khai qua mạng và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử (Theo Công văn số 51140/CT-HT)
3. Trình tự các bước điều chỉnh & công văn điều chỉnh báo cáo tài chính
– BƯỚC 1: Check kiểm tra, rà soát lại các khoản mục bị sai lệch
– BƯỚC 2: Thực hiện điều chỉnh bằng bút toán đúng
– BƯỚC 3: Lập Tờ khai quyết toán, báo cáo tài chính mới sau khi đã điều chỉnh đúng để nộp cơ quan thuế kèm Công văn giải trình sai xót hoặc nộp thay Báo cáo tài chính (xử lý 1 trong 2 cách kết luận mục 1 phía trên).
Trường hợp sai xót làm ảnh hưởng tới số thuế phải nộp (tăng) thì BCTC sẽ vị phạt vì chậm nộp số thuế này và tiền thuế tăng thêm; nếu giảm thì không bị phạt. Tất cả không bị phạt vì chậm nộp Báo cáo.
Ngoài ra, có thể làm sẵn 1 văn bản giải trình lý do vì sao lại nộp lại Báo cáo tài chính – Nghĩa là liệt kê các sai xót và các số liệu hoặc thông tin được điều chỉnh trên BCTC để giải trình khi Cơ quan thuế yêu cầu (tránh trường hợp không nhớvì sao lại điều chỉnh và nộp lại BCTC hay sai xót ở những chỉ tiêu nào) văn bản này nên lưu lại ở Doanh nghiệp khi nào được yêu cầu giải trình mới phải nộp.
4. Mẫu công văn nộp lại báo cáo tài chính
Thường thì những công văn này sẽ có mẫu nhất định và người sử dụng phải thực hiện đúng. Dưới đây là một số mẫu để bạn có thể tham khảo
BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH (V/v nộp lại Báo cáo tài chính năm 20XX) Kính gửi : Chi cục thuế Quận Đống Đa. Đơn vị: Công ty Kế toán Việt Hưng Địa chỉ: Số 2/2 Ngõ 84 Đường Trần Quang Diệu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội MST: 0106145319 – Trong quá trình làm việc, khi kết chuyển số dư cuối năm 20xx sang đầu năm 20xx Cty đã phát hiện ra sai sót giữa số liệu hàng tồn kho trên sổ sách không khớp với số liệu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính trong năm 20xx, vì vậy kế toán Công ty Việt Hưng đã xem lại số liệu năm 2019 để rà soát, kiểm tra lại từ đầu thì phát hiện ra những sai sót cụ thể như sau: Do phần mềm kế toán nhảy sai số học nên trị giá số dư tồn kho đầu kỳ trên báo cáo tài chính đã nộp là: 982.000.000 đồng không khớp với số dư đầu kỳ trên bảng nhập xuất tồn của sổ sách. Trên sổ sách số dư đầu kỳ là: 985.000.000 đồng, cụ thể là sai trị giá hàng tồn kho của mặt hàng Điều hòa SAMSUNG 9000PTU. (số dư cuối năm 20xx của Điều hòa SAMSUNG 9000PTU chuyển sang là 228.311.663 nhưng phần mềm đã nhảy sai số thành 178.976.616 đồng), làm ảnh hưởng tới giá vốn của mặt hàng Điều hòa SAMSUNG 9000PTU nói riêng và trị giá vốn hàng bán ra trong năm 2019 nói chung Do hạch toán sai tài khoản mua Chuột không dây Microsoft 1850 , kế toán đã hạch toán vào tài khoản 156 – hàng hoá, nay điều chỉnh vào tài khoản 6427 – chi phí dịch vụ mua ngoài, làm cho trị giá hàng tồn kho trong kỳ giảm 400.000 đồng và tổng chi phí dịch vụ mua ngoài tăng thêm 400.000 đồng. – Trên đây là biên bản giải trình của Công ty Việt Hưng về việc thay thế báo cáo tài chính năm 20xx đã nộp ngày 31 tháng 03 năm 20xx bằng một báo cáo tài chính mới sau khi đã điều chỉnh lại những sai sót trên. Trân Trọng!
|
VÍ DỤ: Lỗi sai thường gặp
- “Trong quá trình làm việc, khi kết chuyển số dư cuối năm 2019 sang đầu năm 2020. Công ty đã phát hiện ra sai sót giữa số liệu hàng tồn kho trên sổ sách không khớp với số liệu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính trong năm 2019. Vì vậy Công ty đã xem lại số liệu năm 2019 để rà soát, kiểm tra lại từ đầu.
- Do kế toán nhầm lẫn nên đã nhập số dư tồn kho đầu kỳ trên báo cáo tài chính đã nộp là: ……….đồng. Không khớp với số dư đầu kỳ trên bảng nhập xuất tồn của sổ sách. Trên sổ sách số dư đầu kỳ là: ………….đồng. Cụ thể là sai trị giá hàng tồn kho của mặt hàng Điện thoại SAMSUNG J5. (số dư cuối năm 2019 của Điện thoại SAMSUNG J5 chuyển sang là ………….Nhưng phần mềm đã nhảy sai số thành …………đồng). Làm ảnh hưởng tới giá vốn của mặt hàng Điện thoại SAMSUNG J5 nói riêng và trị giá vốn hàng bán ra trong năm 2019 nói chung
Trên đây Kế toán Việt Hưng trả lời câu hỏi giải đáp Nộp lại báo cáo tài chính có phải làm công văn không mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn nhà kế – Tham gia ngay khoá học kế toán Online làm BCTC thành thạo tiến bộ chỉ sau 10 buổi học không hiệu quả hoàn phí – Không giới hạn số buổi học – Học là phải làm được việc mới thôi!