Nguyên tắc kế toán ghi nhận hàng tồn kho

Nguyên tắc kế toán ghi nhận hàng tồn kho

Hàng tồn kho là gì?. Nguyên tắc kế toán ghi nhận hàng tồn kho?. Phương pháp kế toán hàng tồn kho như thế nào là hiệu quả?

Tham khảo: Thủ tục thanh lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho
Hàng tồn kho

1. Nguyên tắc kế toán ghi nhận hàng tồn kho

Thông tư 200/2014/TT-BTC, Điều 23 quy định về nguyên tắc kế toán ghi nhận hàng tồn kho như sau:

– Hàng tồn kho là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh, bao gồm:

+ Hàng mua đang vận chuyển trên đường;

+ Nguyên – vật liệu; Công – dụng cụ;

+ Sản phẩm đang dở dang;

+ Thành phẩm, hàng hoá dịch vụ, hàng gửi bán;

+ Hàng hoá được lưu giữ tại kho của doanh nghiệp.

– Tất cả tài sản, sản phẩm, hàng hóa, vật tư nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận ủy thác xuất và nhập khẩu, nhận gia công…Không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của doanh nghiệp thì không được xem là hàng tồn kho.

2. Cách ghi nhận hàng tồn kho

Kế toán ghi nhận hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho”. Khi xác định được giá gốc hàng tồn kho, phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, lập danh sách dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi nhận chi phí.

Nguyên tắc ghi nhận giá gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại tài sản, vật tư, hàng hoá, theo nguồn hình thành và thời điểm tính giá.

– Các loại khoản thuế không được hoàn lại được tính vào giá trị hàng tồn kho.

– Khi mua hàng tồn kho nếu được tặng kèm thêm sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế. Thì kế toán phải xác định và ghi nhận riêng theo giá trị hợp lý.

– Khi bán hàng, giá gốc của hàng tồn kho đã bán được xem là chi phí sản xuất.

3. Các trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại hay quảng cáo thì thực hiện theo nguyên tắc

+ Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại hay quảng cáo. Nhưng không thu tiền, không kèm theo các điều kiện khá. Thì kế toán ghi nhận giá trị hàng tồn kho vào chi phí bán hàng.

+ Trường hợp xuất hàng tồn kho để khuyến mại hay quảng cáo. Nhưng người mua chỉ được nhận hàng khuyến mại . Nếu kèm theo các điều kiện khác như mua 2 sản phẩm được tặng 1 sản phẩm…Thì kế toán phải tính doanh thu cho cả hàng khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn.

– Hàng tồn kho khi mua vào bằng ngoại tệ, giá mua phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. Phần thuế nhập khẩu được xác định theo tỷ giá tính thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan. Nếu xét thấy giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ do một số vấn đề. Thì phải giảm giá gốc hàng tồn kho bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.

– Kế toán hàng tồn kho phải kế toán chi tiết và đầy đủ về giá trị hiện vật theo từng thứ, từng loại vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng.

– Trong một doanh nghiệp hoặc một đơn vị kế toán, chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho sau: Phương pháp kê khai thường xuyên. Hoặc kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán ghi nhận hàng tồn kho của doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, số lượng, loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý.

4. Một số khó khăn cho doanh nghiệp khi vận dụng TT 200/2014 vào công tác kế toán:

 – Thiết bị phụ tùng thay thế bị tách ra khỏi giá mua. Đều này gây khó khăn trong việc xác định giá trị của thiết bị phụ tùng thay thế. Ngoài ra, việc theo dõi riêng trị giá gây phức tạp cho việc quản lý sổ kế toán. Phải theo dõi chi tiết trong khi trị giá của thiết bị thay thế có thể không lớn.

– Một vài vấn đề khác là trường hợp phải theo dõi riêng thiết bị thay thế ngắn hạn và dài hạn để làm căn cứ lập bảng kế toán. Việc theo dõi thiết bị phụ tùng thay thế dự trữ ngắn và dài hạn trong TT 200/2014 chỉ mới đưa ra hướng dẫn về thời gian. Điều này gây khó khăn khi xác định thời gian dự trữ của thiết bị và phụ tùng thay thế.

Do đó, nếu chuyển giá trị thiết bị phụ tùng thay thế vào giá mua của công cụ, hàng hoá sẽ giúp cho công tác kế toán dễ dàng hơn.

Xem thêm các nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu tại đây:

https://lamketoan.vn/

0 0 Bình chọn
Bình chọn
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...