Kế toán tài sản cố định đối với loại hình doanh nghiệp

Kế toán Tài sản cố định là loại tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp với thời gian theo dõi và trích khấu hao dài. Vì vậy, quá trình theo dõi và hạch toán TSCĐ đòi hỏi kế toán phải thật cẩn thận và chi tiết. Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn các bạn kế toán tài sản cố định đối với loại hình doanh nghiệp.

kế toán tài sản cố định
Kế toán tài sản cố định đối với loại hình doanh nghiệp

Căn cứ pháp lý để kế toán theo dõi và hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp

– Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013

– Thông tư 28/2017/TT-BTC ngày 12/04/2017

– Chuẩn mực kế toán số 03 “TSCĐ hữu hình”

– Chuẩn mực kế toán số 04 “TSCĐ vô hình”

– Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”

1. Khái niệm cơ bản

– Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định là tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng và phải thỏa mãn 04 điều kiện sau

+ Thời gian sử dụng dài: trên 01 năm trở lên

+ Giá trị lớn: Từ 30 triệu đồng

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

– Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp là gì?

Kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp là việc kế toán theo dõi từ khâu mua tài sản cố định, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp

2. Quy trình của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp

– Lập hồ sơ theo dõi từng TSCĐ một: với các chứng từ kèm theo như: hóa đơn, chứng từ, quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ cho bộ phận sử dụng, thẻ TSCĐ, ……

– Kế toán sẽ mở sổ theo dõi TSCĐ với các nội dung sau: nguyên giá, thời gian trích, số tháng trích, giá trị khấu hao một tháng, số khấu hao lũdy kế và giá trị còn lại

– Hàng tháng trích khấu hao TSCĐ vào các bộ phận liên quan

Định kỳ (Cuối tháng) dựa vào bảng trích khấu hao tài sản cố định, và phân loại các bộ phận sử dụng tài sản đó, kế toán sẽ ghi nhận vào chi phí riêng cho từng bộ phận, và hạch toán như sau:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6234)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
 Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ 

– Khi có sự tăng, giảm TSCĐ thì kế toán phải mở sổ, và lập các chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật về kế toán thuế

– Lập danh mục hồ sơ, tài liệu về tài sản, sắp xếp và lưu hồ sơ TSCĐ

– Hàng năm thực hiện kiểm kê TSCĐ

2.1 Kế toán tăng Tài sản cố định

*) Tăng do mua sắm

Nguyên giá

TSCĐ

= Giá thanh toán ghi trên hóa đơn + Các khoản thuế (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại + Các chi phí liên quan để đưa TSCĐ vào sử dụng (chi phí lắp đặt, chạy thử…) Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng mua bị trả lại

–  Nếu mua sử dụng ngay

Nợ TK 211, 213: Giá mua chưa thuế GTGT

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, 341,….

–  Nếu TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử trong thời gian dài

– Tập hợp chi phí mua sắm

Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331, 341,…

 – Khi hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng

Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Có TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang

 *) Tăng do mua sắm theo phương thức trả chậm, trả góp

Nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua

– Ghi nhận giá mua nhận tiền ngay

Nợ TK 211, 213

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ

Nợ TK 242: Chi phí trả trước (Phần lãi trả chậm – Là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT)

Có TK 111, 112, 331,….

– Định kỳ thanh toán tiền cho người bán

Nợ TK 331: Phải trả người bán

Có TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ)

– Định kỳ tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Có TK 242: Chi phí trả trước

*) Tăng do mua dưới hình thức trao đổi

– Với TSCĐ tương tự: là giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi

Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ nhận về (ghi theo giá trị còn lại của tài sản cố định đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ

Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi

Với TSCĐ không tương tự: là giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về và các chi phí khác liên quan

+ Khi giao TSCĐ cho bên trao đổi

Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi

Nợ TK 214: Khấu hao lũy kế

Có TK 211, 213,….Nguyên giá

+ Ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng

Có TK 711: Thu nhập khác

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

+ Khi nhận được TSCĐ do trao đổi

Nợ TK 211, 213: Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về

Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

+ Nếu phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi > Giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi

Nợ TK 111, 112: Số tiền đã thu thêm

Có TK 131: Phải thu của khách hàng

+ Nếu phải trả thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi < Giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi

Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng

Có TK 111, 112: Số tiền phải trả thêm

*) Tăng do bộ phận XDCB hoàn thành bàn giao

Khi công tác xây dựng hoàn thành, đưa TSCĐ vào sử dụng

Nợ TK 211

Có TK 241

*) Tăng do được tài trợ, biếu tặng

Nợ TK 211, 213

Có TK 711

Có TK 111, 112, 331 (các chi phí liên quan (nếu có))

*) Tăng do nhận vốn góp

Nợ TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ

Có TK 411: Vốn đầu tư của CSH

*) Tăng do thu hồi vốn góp liên doanh, liên kết

Nợ TK 211, 213: Nguyên giá

Nợ TK 228: Nếu không còn ảnh hưởng đáng kể

Nợ TK 635: Chi phí tài chính(nếu lỗ)

Có TK 222: Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

 Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính(nếu lãi)

– Chi phí thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

Nợ TK 635: Chi phí tài chính

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331:

2.2. Kế toán Giảm Tài sản cố định

*) Giảm do nhượng bán, thanh lý

– Ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 214: Hao mòn lũy kế

Nợ TK 811: Giá trị còn lại

Có TK 211, 213: Nguyên giá

– Các chi phí phát sinh

Nợ TK 811: Chi phí nhượng bán, thanh lý

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331,….

– Phản ánh thu nhập

Nợ TK 111, 112, 131,…

Có TK 711: Thu nhập khác

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

*) Giảm do góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết

Nợ TK 221, 222: Giá hội đồng đánh giá

Nợ TK 214: Khấu hao lũy kế

Nợ TK 811: Giá đánh giá < giá trị còn lại của TSCĐ

Có TK 211, 213: Nguyên giá

Có TK 711: Giá đánh giá > giá trị còn lại của TSCĐ

*) Giảm do phát hiện thiếu

– Nếu TSCĐ thiếu dùng SXKD

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 111, 112, 334, 1388

Nợ TK 411: Nếu ghi giảm vốn

Nợ TK 811: Nếu doanh nghiệp chịu tổn thất

Nợ TK 138: Chờ xử lý

Có TK 211: TSCĐ hữu hình thiếu

– Nếu TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi

+ Phản ánh giảm TSCĐ

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Nợ TK 3533: Giá trị còn lại

Có TK 211: Nguyên giá

+ Thu hồi phần giá trị còn lại

Nợ TK 111, 112, 138

Nợ TK 334: Trừ vào lương của CNV

Có TK 3532: Quỹ phúc lợi

*) Giảm do TSCĐ chuyển thành CCDC

Nợ TK 623, 627, 641, 642: Nếu giá trị còn lại nhỏ

Nợ TK 242: Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. Để có thể hiểu sâu hơn về kế toán tài sản cố định đối với doanh nghiệp thì các bạn có thể liên hệ với Kế toán Việt Hưng để được giải đáp cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *