Hướng dẫn hạch toán kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại

Hạch toán kế toán cho vay tại ngân hàng được thực hiện như thế nào? Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đoc cách hạch toán trong bài sau.

hạch toán kế toán cho vay tại ngân hàng
Hướng dẫn hạch toán kế toán cho vay tại ngân hàng

Các quy định về hoạt động cho vay

Phân loại nợ (theo 493): nợ được chia thành 5 nhóm

  • Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2: Nợ cần chú ý
  • Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Tương ứng với 5 nhóm nợ này, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%.

  • Dự phòng rủi ro tín dụng: dự phòng cụ thể và dự phòng chung
  • Dự phòng cụ thể tính trên phần dư nợ gốc không được đảm bảo bằng tài sản. Dự phòng chung tính trên dư nợ gốc.

1. Hạch toán kế toán cho vay tại ngân hàng

(1)  Hạch toán giải ngân

  • Căn cứ chứng từ giải ngân, thực hiện giao dịch giải ngân và hạch toán: 

Nợ TK 21X1: Số tiền giải ngân cho khách

Có TK 1011, 4211,…: Số tiền giải ngân cho khách

(2) Hạch toán lãi phải thu

Định kỳ, căn cứ hợp đồng cho vay/bảng kê rút vốn, số dư nợ vay, lãi suất cho vay, tính toán số lãi phải thu của khách hàng và hạch toán:

 

  • Đối với khoản cho vay được phân loại nợ nhóm 1:       

 

Nợ TK 394: Số tiền lãi phải thu

Có TK 702: Số tiền lãi phải thu

Đối với số lãi đã hạch toán dự thu nhưng khách hàng không trả đúng hạn hoặc khoản cho vay bị chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, ngân hàng thực hiện chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

 

  • Đối với khoản cho vay được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5:

 

Nhập TK 941: Số tiền lãi phải thu, lãi phạt quá hạn (nếu có)

(3) Hạch toán thu nợ (gốc, lãi)

Căn cứ chứng từ thu nợ, thực hiện các giao dịch thu nợ và hạch toán:

Thu nợ gốc:

Nợ TK 1011, 4211,… : Số tiền gốc thu được

Có TK 21X1: Số tiền gốc thu được

Thu nợ lãi:

 

  • Đối với khoản cho vay được phân loại nợ nhóm 1:

 

Nợ TK 1011, 4211,…: Số tiền lãi thu được

Có TK 394: Số tiền lãi thu được

 

  • Đối với khoản cho vay được phân loại nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5:

 

Bút toán 1:

Nợ TK 1011, 4211,…: Số tiền lãi thu được (bao gồm lãi phạt nếu có)

Có TK 702: Số tiền lãi thu được (bao gồm lãi phạt nếu có)

Bút toán 2:

Xuất 941: Số tiền lãi thu được (bao gồm lãi phạt nếu có)

2. Hạch toán phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

(1) Nguyên tắc hạch toán kế toán cho vay tại ngân hàng

a) Hạch toán phân loại nợ: 

– Phân loại nợ phải được thực hiện theo quy định của NHNN và của ngân hàng theo từng thời kỳ. Tại một thời điểm, toàn bộ dư nợ của một khách hàng chỉ được phân loại vào một nhóm nợ duy nhất.

– Các khoản cho vay phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời trên sổ sách kế toán theo đúng nhóm nợ của khoản vay.

– Đối với việc chuyển nhóm nợ, ngân hàng tuân thủ theo quy định tại thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành, trong đó chỉ chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

b) Hạch toán trích lập và sử dụng Quỹ DPRR tín dụng

– Quỹ DPRR tín dụng bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể, được hạch toán và theo dõi bằng VND theo từng loại cho vay. Đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ, xác định số dư nợ tín dụng phải trích bằng VND (quy đổi số dư nợ cho vay bằng ngoại tệ ra VND theo tỷ giá quy đổi cân đối tài khoản kế toán cộng quy đổi, hiện tại là: Tỷ giá bình quân liên ngân hàng đối với dư nợ cho vay bằng USD và tỷ giá mua chuyển khoản đối với các loại ngoại tệ khác) tại thời điểm trích lập để tính số DPRR phải trích bằng VND theo quy định. Theo đó:

  • Trường hợp số DPRR phải trích lập lớn hơn số dư quỹ DPRR trên sổ kế toán thì hạch toán trích bổ sung phần chênh lệch vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
  • Trường hợp số DPRR phải trích lập nhỏ hơn số dư quỹ DPRR trên sổ kế toán thì phần chênh lệch (số hoàn nhập) sẽ hạch toán giảm hết chi phí dự phòng tương ứng đã hạch toán trong kỳ trước, số còn lại hạch toán vào thu nhập khác trong kỳ.

Để đảm bảo việc kiểm soát số trích lập/hoàn nhập trong năm, khi thực hiện hoàn nhập hoặc trích lập bổ sung quỹ DPRR tín dụng, không thực hiện hạch toán điều chỉnh từ tài khoản quỹ dự phòng này sang tài khoản quỹ dự phòng khác. 

(2) Hạch toán kế toán cho vay tại ngân hàng

a) Hạch toán phân loại nợ:

Căn cứ danh sách phân loại nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạch toán:

Đối với dư nợ gốc:

Nợ TK cho vay nhóm nợ mới: Giá trị phần cho vay bị chuyển nhóm

Có TK cho vay nhóm nợ cũ: Giá trị phần cho vay bị chuyển nhóm

Đối với dư nợ lãi:

+ Trường hợp khoản vay bị chuyển từ nợ nhóm 1 sang nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5:

 

  • Đối với số lãi đã dự thu trong năm:

 

Nợ TK 702: Số lãi đã hạch toán dự thu trong năm của khoản vay bị chuyển nhóm

Có TK 394

 

  • Đối với số lãi đã dự thu các năm trước:

 

Nợ TK 809: Số lãi đã hạch toán dự thu các năm trước của khoản cho vay bị chuyển nhóm

Có TK 394

Đồng thời, hạch toán theo dõi ngoại bảng đối với số lãi này:

Nhập TK 941: Số lãi đã hạch toán dự thu của khoản cho vay bị chuyển nhóm

+ Trường hợp khoản vay thuộc nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 chuyển về nợ nhóm 1: 

 

  • Bút toán 1:

 

Nợ TK 394: Số lãi phải thu của khoản cho vay được chuyển về nợ nhóm 1

Có TK 702: Số lãi phải thu của khoản cho vay được chuyển về nợ nhóm 1 

 

  • Bút toán 2:

 

Xuất TK 941: Số lãi phải thu của khoản cho vay được chuyển về nợ nhóm 1

b) Hạch toán trích lập và hoàn nhập DPRR tín dụng:

Căn cứ Đề nghị trích lập DPRR và Bảng kê chi tiết số DPRR của từng khoản cho vay đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạch toán:

 

  • Trường hợp số DPRR phải trích lập lớn hơn số dư quỹ DPRR trên sổ kế toán, thực hiện trích lập DPRR bổ sung:

 

Nợ TK 8822: Tổng số DPRR phải trích lập bổ sung trong kỳ

Có TK 2191: Số dự phòng cụ thể phải trích lập bổ sung trong kỳ

Có TK 2192: Số dự phòng chung phải trích lập bổ sung trong kỳ

 

  • Trường hợp số tiền phải trích lập DPRR nhỏ hơn số dư quỹ DPRR trên sổ kế toán, thực hiện hoàn nhập DPRR như sau:

 

Nợ TK 2191: Số dự phòng cụ thể hoàn nhập trong kỳ

Nợ TK 2192: Số dự phòng chung hoàn nhập trong kỳ

Có TK 8822: Số DPRR hoàn nhập

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho kế toán trong công tác làm việc

Có 2 bình luận

  1. Avatar of Đỗ Uyên
    Đỗ Uyên đã viết:

    Cho e hỏi ạ.

    1. KH có khoản vay 100trđ. Đến kì trả nợ gốc: 10trđ +lãi 1trđ mà KH chỉ trả được nợ gốc, xin nợ lãi thì có bị chuyển nhóm nợ không ạ?
    2. KH có khoản vay 100trđ. Đến kì trả nợ gốc: 10trđ +lãi 1trđ mà KH không trả được nợ gốc+lãi thì chuyển nhóm nợ đối với 10trđ gốc ko trả được đúng không ạ?
    • Avatar of Kế Toán Việt Hưng
      Kế Toán Việt Hưng đã viết:

      1. Trường hợp trả nợ gốc nhưng xin nợ lãi:
      Nếu khách hàng trả đủ nợ gốc (10 triệu đồng) nhưng không trả được lãi (1 triệu đồng) và xin gia hạn nợ lãi, trong trường hợp này:
      – Chưa đủ tiêu chí chuyển nhóm nợ: Việc không trả lãi có thể làm cho khoản vay bị chuyển sang nhóm nợ “Quá hạn” nhưng không ảnh hưởng đến việc chuyển nhóm nợ xấu ngay lập tức. Nếu khách hàng có yêu cầu gia hạn hoặc xin dời thời gian thanh toán lãi, ngân hàng có thể xem xét và giữ khoản vay ở nhóm nợ hiện tại, chưa chuyển nhóm ngay.
      -> Tuy nhiên, nếu khách hàng liên tục không trả lãi đúng hạn và có dấu hiệu khó khăn tài chính, ngân hàng sẽ xem xét chuyển khoản vay này sang nhóm nợ xấu, tùy theo mức độ quá hạn và tình hình trả nợ của khách hàng.

      2. Trường hợp không trả nợ gốc và lãi:
      Nếu khách hàng không trả nợ gốc (10 triệu đồng) và lãi (1 triệu đồng) tại kỳ hạn, thì theo quy định:
      Khoản vay sẽ bị chuyển nhóm nợ xấu: Khi không thanh toán cả nợ gốc và lãi đến kỳ hạn, khoản vay này sẽ được chuyển sang nhóm nợ quá hạn. Cụ thể:
      – Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Nếu khoản vay vẫn được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày đến hạn.
      – Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Nếu khoản vay quá hạn từ 10 đến 30 ngày.
      – Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Nếu quá hạn từ 31 đến 60 ngày.
      – Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Nếu quá hạn từ 61 đến 90 ngày.
      – Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Nếu quá hạn trên 90 ngày.

      Do đó, nếu khách hàng không trả cả nợ gốc và lãi đúng hạn, khoản vay sẽ bị chuyển sang nhóm nợ xấu (thường là nhóm 2 hoặc nhóm 3 tùy theo số ngày quá hạn).

      Kết luận:
      – Trường hợp 1 (chỉ trả nợ gốc và xin gia hạn lãi): Khoản vay có thể vẫn ở nhóm nợ hiện tại (nếu có thỏa thuận gia hạn và chưa quá hạn lâu).
      – Trường hợp 2 (không trả cả nợ gốc và lãi): Khoản vay sẽ bị chuyển sang nhóm nợ xấu (có thể là nhóm 2 hoặc nhóm 3 tùy vào số ngày quá hạn).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *