Quy trình làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Quy trình làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp – Kế toán là ngành nghề với phạm trù kiến thức và trình độ chuyên môn rất rộng. Kế toán tổng hợp chính là bức tranh toàn cảnh nhất về toàn bộ công việc của kế toán nội bộ quả trị trong một doanh nghiệp. Bởi thế, kế toán tổng hợp luôn giữ vai trò then chốt, chủ đạo trong khâu kiểm soát tài chính, tối ưu kinh tế, hạn chế thất thoát cho doanh nghiệp.

quy trình làm kế toán tổng hợp
Quy trình làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

 Làm thế nào để vẽ lên một bức tranh toàn diện nhất về kế toán tổng hợp, làm thế nào để kiểm soát nguồn tài chính doanh nghiệp một cách hiệu quả? Bài viết Kế Toán Việt Hưng sẽ trả lời chi tiết và đầy đủ kiến thức cho câu hỏi quy trình làm việc của kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp.

1. Hiểu thế nào là Kế toán tổng hợp?

Kế toán tổng hợp là người phụ trách chung các mảng liên quan đến kế toán trong doanh nghiệp và là người hướng dẫn các chuyên viên kế toán của các mảng về các vấn đề liên quan tới nghiệp vụ kế toán.

Kế toán tổng hợp là việc ghi chép, phản ánh một cách tổng quát trên các tài khoản, sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp (quy trình làm kế toán tổng hợp)

2. Quy trình làm kế toán tổng hợp có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?

Quy trình, nội quy là những yếu tố cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. Nó chính là kim chỉ nam giúp cho tất nhân viên làm việc và tuân thủ theo đúng quy định của công ty. Do đó, quy trình kế toán không chỉ giúp bộ phận kế toán làm việc dễ dàng và tiện lợi hơn, mà nó còn là thông điệp đến tất cả các phòng ban khác hoàn thiện thủ tục, chứng từ đúng theo quy định của kế toán để hạn chế sai sót nhất.

Quy trình kế toán tổng hợp là tổng hợp các bước vạch ra để kế toán tổng hợp có cái nhìn khái quát nhất về công việc, cũng như bao quát toàn bộ, kiểm soát hoàn toàn kế toán viên làm việc.

Quy trình này giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về quy trình hoạt động của từng nhân viên từ đó bạn có thể ra quyết định chính xác cho việc tái cấu trúc lại bộ phận kế toán để hoạt động hiệu quả hơn 

Quy trình kế toán có những quy định chặt chẽ để quản lý thu chi tiền và tài sản hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát.

3. Quy trình làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp

Quy trình của kế toán tổng hợp bao gồm các bước làm việc liên tục theo một quy trình nhất định

quy trình làm kế toán tổng hợp
Sơ đồ quy trình làm kế toán tổng hợp

Đối tượng nghiên cứu, phản ánh của kế toán chính là quá trình kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh sẽ phát sinh các nghiệp vụ kinh tế – tài chính hay các giao dịch mà bằng chứng pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành của các giao dịch chính là các chứng từ kế toán. Nhiệm vụ của kế toán là chính là tạo ra các chứng từ kế toán này, các quy trình thanh toán, nhằm kiểm soát, chứng minh nghiệp vụ kinh tế tài chính trong quá trình kinh doanh. Đây là bước cơ bản đầu tiên, là khâu khởi đầu của mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tài chính trong doanh nghiệp.

Ví dụ: quá trình kinh doanh bao gồm: mua hàng, bán hàng hóa…

Bước thứ nhất trong chu trình kế toán là lập hoặc thu nhận chứng từ gốc. Chứng từ kế toán được lập vào thời điểm phát sinh giao dịch được gọi là chứng từ gốc. Đây là bằng chứng đồng thời là căn cứ pháp lý để kế toán tiến hành ghi nhận các giao dịch vào những phương tiện nhất định sau khi đã kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Vì chứng từ kế toán là tài liệu quan trọng nhất của kế toán, những quy định chặt chẽ về chứng từ, thì mới kiểm soát tối đa chi phí tránh thất thoát cho do doanh nghiệp.

Ví dụ: Chứng từ gốc của mua hàng hóa gồm: hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận hàng, đề nghị mua hàng, yêu cầu cấp vật tư hàng hóa … ( tùy từng nội bộ của mỗi doanh nghiệp sẽ có những quy định chặt chẽ cho bộ chứng từ phát sinh giao dịch ở mỗi doanh nghiệp khác nhau.)

Bước thứ hai trong quy trình kế toán là ghi chép các nghiệp vụ vào tài khoản và sổ sách kế toán. Đây là công việc chính của kế toán, đòi hỏi nắm chắc các nghiệp vụ kinh tế, hiểu bản chất của từng vụ việc để hạch toán chính xác nhất. Kế toán tổng hợp phải kiểm soát tất cả sổ sách kế toán, sổ cái tài khoản đã hạch toán đúng theo quy định chuẩn mực kế toán, thông tư nghị định ban hành (quy trình làm kế toán tổng hợp)

Ví dụ: nghiệp vụ tạm ứng tiền cho nhân viên công tác, kế toán ghi Nợ TK 141( chi tiết tên nhân viên)/ Có TK 1111   

Hai bước công việc này người kế toán phải thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt kỳ kế toán. Bởi vì trong kỳ kế toán tại mỗi đơn vị có hàng trăm hàng ngàn giao dịch xảy ra mà nhiệm vụ của người làm kế toán là phải nhận biết và ghi chép lại

Kế toán không phải làm kế toán cho chính nó, mà mục đích là cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin thông qua các báo cáo tài chính. Do vậy, hai bước tiếp theo trong chu trình kế toán chính là để thực hiện mục đích này của kế toán: khoá sổ và lập báo cáo tài chính cuối kỳ. Để có thể tập hợp được những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và quá trình tạo ra tiền của đơn vị trong một kỳ, kế toán phải tiến hành cộng dồn số phát sinh của các giao dịch kinh tế – tài chính diễn ra trong kỳ và tính ra số dư của các tài khoản liên quan phù hợp với các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính để trên cơ sở đó có số liệu lập báo cáo. Đây là hai bước công việc cần rất nhiều thời gian nếu thực hiện kế toán thủ công. Tuy nhiên, nếu thực hiện kế toán bằng máy thì hai công việc này lại có thể hoàn thành rất nhanh chóng (quy trình làm kế toán tổng hợp)

Để thực hiện được bốn bước công việc trên đây trong qui trình kế toán, người kế toán phải am hiểu và vận dụng được các nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp và chế độ kế toán. Phần tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày về hệ thống bốn phương pháp kế toán thường sử dụng.

4. Kế toán tổng hợp cần làm những gì trong doanh nghiệp?

Để làm một kế toán tổng hợp, điều đầu tiên là bạn phải hiểu được hầu hết các nghiệp vụ kế toán, cộng với kỹ năng phân tích làm báo cáo quản trị, báo cáo thuế. Công việc cụ thể của kế toán tổng hợp bao gồm thu thập và xử lý dữ liệu, chứng từ; giải đáp các thắc mắc; hạch toán; theo dõi và quản lý công nợ, giá thành; kiểm tra và giám sát số liệu kho vận chi tiết như sau:

  • Kiểm tra toàn bộ các định khoản, các nghiệp vụ phát sinh.
  • Kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết và số liệu tổng hợp.
  • Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và đúng với thực tế không.
  • Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi.
  • Tính giá thành, định khoản các nghiệp vụ về giá thành.
  • Kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ.
  • In sổ kế toán.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo thống kê,…
  • Lập các báo cáo thuế.
  • Cùng kế toán trưởng giải trình, cung cấp tài liệu, số liệu cho các cơ quan như: thuế, kiểm toán, các đoàn thanh tra kiểm tra khi có yêu cầu.
  • Kiến nghị và đề xuất các biện pháp khắc phục cải tiến

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã đưa ra quy trình làm kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp, mong rằng các bạn đọc đã hiểu rõ hơn về kế toán tổng hợp và có một bức tranh toàn diện nhất với nghề kế toán. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo của Kế toán Việt Hưng nhé.

Kế toán Việt Hưng luôn đồng hành cùng bạn trên con đường thành công với nghề kế toán!

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...