Hướng dẫn cách định khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 412

Cách định khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 412

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ và hướng dẫn cách định khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 412. Tài khoản này thường dùng để phản ánh các con số chênh lệch do việc đánh giá các tài sản lại hiện có. Cũng như tình hình sử lý các con số đã bị chênh lệch tại doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách định khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 412
Hướng dẫn cách định khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản TK 412

Tham khảo:

Bài tập kế toán tài chính 1 – bài 4 – Hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định

Hạch toán Hao mòn tài sản cố định Tài khoản 214 theo Thông tư 133/2016/BTC

Các nghiệp vụ tài sản cố định hữu hình và vô hình

Chi phí khấu hao TSCĐ không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN

1. Những lưu ý khi đánh giá lại TK 412

Tài sản đã được đánh giá thường là các TSCĐ các loại bất động sản thuộc đầu tư. Hay các trường hợp cần thiết để đánh giá lại các dụng cụ, thành phẩm, vật tư, hàng hóa hay các sản phẩm dở dang.

Các chênh lệch thường sẽ được phản ánh vào các tài khoản ở các trường hợp như:

– Khi đã có những quyết định của Nhà nước về việc phải đánh giá lại tài sản.

– Hoặc khi thực hiện việc cổ phần hóa trong doanh nghiệp nhà nước. Và những trường hợp khác theo các quy định như chuyển đổi các hình thức sở hữu doanh nghiệp.

Các tài khoản không có ảnh hưởng chênh lệch hay đánh giá khi đưa tài sản được đi góp vốn liên kết hay được đưa vào đầu tư ở các công ty con. Khoảng chênh lệch đánh giá trong các trường hợp này thường phản ánh vào TK 711. Chi phí khác TK 811.

2. Nội dung phản ánh trong tài khoản TK 412

Bên nợ của TK 412 sẽ được ghi là số chệnh lệch đã giảm do đánh giá lại các tài sản. Hoặc xử lý số chênh lệch do đánh giá lại phần tai sản. Số dư bên nợ sẽ là số chênh lệch giảm đánh giá tài sản lại chưa được xử lý.

Bên có TK 412 sẽ là một số chênh lệch tăng do sẽ đánh giá lại các tài sản. Cũng như xử lý các số chênh lệch giảm do việc đánh giá lại các tài khoản.

3. Hướng dẫn định khoản về các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài khoản đánh giá lại tài sản TK 412

Về phần đánh giá vật tư hàng hóa. Nếu có đánh giá lại các giá trị cao hơn các số đã ghi trong sổ thi nên hạch toán:

– Nợ 156 – hàng hóa. Nợ 155 – thành phẩm . Nợ 153 – công cụ dụng cụ . Nợ 152 – nguyên liệu vật liệu

– Có TK 412 chênh lệch đánh giá lại phần tài sản.

Nếu phần đánh giá lại các tài sản thấp hơn các trị giá đã ghi thì ghi Nợ TK 412 chênh lệch cho việc đánh giá lại tài sản. Có TK 152 – nguyên liệu, vật liệu, Có 153 – công, cụ, dụng cụ, Có 155 – thành phẩm và Có TK 156 – hàng hóa.

Về phần đánh giá tài sản cố định hoặc bất động sản đâu tư sẽ căn cứ vào các phần kiểm kê cũng như đánh giá các tài sản cố định của bất động sản. Nếu là nguyên giá thi giá trị còn lại và giá trị hao mòn sẽ được điều chinh tăng lên:

– Nợ 211 – tài sản cố định hữu hinh, nợ 213 tài sản cố định vô hình, nợ 217 – bất động sản đầu tư.

– Phần có sẽ là TK 214 hao mòn Tài sản cố định, và có TK 412 – chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Phần giá trị còn lại hay nguyên giá bị giảm đi. Thì ghi bên nợ TK 412 chênh lệch phần đánh giá tài sản. Nợ TK 214 hao mòn tài sản cố định. Có TK 211 TSCĐ hữu hình phần nguyên giá đã điều chỉnh giảm. Có TK 213 tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đã điều chỉnh giảm. Và Có 217 là bất động sản đầu tư gồm phần nguyên giá đã được điều chỉnh giảm.

Trên đây là hướng dẫn cách định khoản chênh lệch đánh giá tài sản TK 412. Nếu có thắc mắc hãy truy cập vào trang web www.lamketoan.vn để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất

0 0 Bình chọn
Bình chọn