Hướng dẫn phân loại và hạch toán kế toán dịch vụ đào tạo

Hạch toán kế toán dịch vụ đào tạo – Kế toán mảng đào tạo là người lưu lại giấy tờ, sổ sách, chịu trách nhiệm ghi chép, lưu giữ hóa đơn chứng từ…, việc áp dụng các chế độ kế toán vào việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thu/ chi ngân sách, nhận rút dự toán. Hình thức kế toán mang đặc thù riêng và có đặc điểm gắn liền với đặc điểm của hình thức kinh doanh dịch vụ lĩnh vực đào tạo như trường mầm non, tiểu học, trung học, trường đại học, trường dạy nghề. Cùng Kế toán Việt Hưng theo dõi từng bước qua bài viết ngay dưới đây.

hạch toán kế toán dịch vụ đào tạo
Hướng dẫn phân loại và hạch toán kế toán dịch vụ đào tạo

1. Phương pháp phân loi kế toán công ty dịch vụ đào tạo

– Đối với các trường học tư của mầm non,  tiểu học, trung học thì sẽ đi theo các nội dung:

Phân theo khối: khối thì tùy từng trường để các bạn hạch toán doanh thu chi phí theo từng khối .

– Nếu là trường mầm non thì nên chia ra:

+ Khối nhà trẻ

+ Khối mần non

– Nếu là cấp 1 (tiểu học)

+ Khối 1

hạch toán kế toán dịch vụ đào tạo
Mẫu Khối 1

+ Khối 2

hạch toán kế toán dịch vụ đào tạo
Mẫu Khối 2

+ Khối 3

+ Khối 4

+ Khối 5

– Nếu là cấp 2 và cấp 3 thì bạn chia theo khối tương tư như cấp 1.

– Nếu là trường dạy nghề thì bạn chia ra theo ngành nghề liên quan của trường bạn đang đào tạo

Trong các ngành đó có các lớp trực thuộc

2. Tại sao giáo dục cũng phải xuất hoá đơn đầu ra?

Thu học phí, đó là khoản thu của doanh nghiệp (kể cả tổ chức, cá nhân không phải doanh nghiệp nhưng kinh doanh hoạt động đào tạo) phát sinh từ hoạt động kinh doanh về đào tạo mà có. Vì vậy, đơn vị thu học phí phải xuất hoá đơn cho tiền học phí thu được

Theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)

Theo Công văn số 66595/CT-TTHT ngày 02/10/2018 của Cục thuế Hà Nội:

1. Trường hợp của Trường Nhật Bản Hà Nội được thành lập theo Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo để dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khi thu tiền học phí của học sinh đơn vị lập hóa đơn GTGT theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính. Trên hóa đơn dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.

3. Phương pháp hạch toán kế toán dịch vụ đào tạo theo thông tư 133

– Chi phí nhân công : Lương bác sỹ, lương của giáo viên.

Nợ TK 154

Có TK 334

– Chi phí chung: Như các chi phí trang phục, đồng phục giáo viên.

Nợ TK 154

Có TK 111

– Chi phí phân bổ CCDC: Như máy móc có gia trị bé hơn 30 triệu đồng

Nợ TK 154

Có TK 242

– Chi phí khấu hao TSCĐ: Như máy móc có giá trị lớn hơn 30 triệu đồng

Nợ TK 154

Có TK 214:

Đối với thông tư 133 thì không có bút toán kết chuyển cuối kỳ nên cuối cùng khi kết chuyển các dịch vụ

Nợ TK 632

Có TK 154

XEM THÊM: Khoá học thực hành kế toán tổng hợp về dịch vụ đào tạo

Trên đây là hướng dẫn phân loại và hạch toán kế toán dịch vụ đào tạo được Kế Toán Việt Hưng chia sẻ mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn kế toán mảng đào tạo – Tham gia ngay khoá học kế toán Online 1 kèm 1 vững nghiệp vụ chỉ sau 1 khoá học!

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *