Hạch toán bảo hành công trình xây dựng

Như bài viết trước chúng ta đã hiểu bảo hành công trình xây dựng là gì. Với bài này chúng ta tìm hiểu cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc bảo hành.

hach-toan-tien-bao-hanh-cong-trinh-xay-dung

 

1. Hạch toán tiền bảo hành công trình

–      – Khi trích tiền từ tài khoản tiền gửi để bảo hành trong thời gian từ 3 tháng đến 12 tháng

         Nợ TK 144

             Có TK 1121

–      – Khi trích tiền từ tài khoản tiền gửi để bảo hành trong thời gian lớn hơn 12 tháng

         Nợ TK 244

              Có TK 1121

2. Chi phí bảo hành phát sinh sau khi hoàn thành công trình

2.1. Nếu chi phí bảo hành phát sinh ít và bất thường thì bạn hạch toán

        Nợ TK 6422, 8111

        Nợ TK 1331

              Có TK 111, 112, 331

2.2. Với những công trình lớn và chắc chắn trong tương lai nhà thầu phải bảo hành cho chủ đầu tư 

– Bước 1: Trích trước chi phí bảo hành tính vào giá vốn trước khi xuất hoá đơn hoàn thành

          Nợ TK 627

              Có TK 352

– Bước 2: Khi phát sinh chi phí bảo hành

          Nợ TK 621, 622, 627

              Có TK 152,334,111

– Bước 3: Cuối kỳ kết chuyển các chi phí phát sinh tại bước 2

         Nợ TK 154

             Có TK 621

             Có TK 622

             Có TK 627

– Bước 4: Khi kết thúc thời gian bảo hành kế toán ghi

       Nợ TK  352

            Có TK 154

Lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra

–      + Trường hợp 1: Nếu như chi phí bảo hành bé hơn chi phí trích trước

      Nợ TK 352: Phần chênh lệch so với tạm trích và kết chuyển ở bước 4

           Có TK 711

–      + Trường hợp 2: Nếu chi phí bảo hành lớn hơn chi phí trích trước

     Nợ TK 352

     Nợ TK 641: Phần chi phí còn lại sau khi trừ đi số đã trích

          Có TK 154: Toàn bộ chi phí bảo hành

Xem thêm: Công việc của kế toán xây dựng chuyên sâu cần làm gì?

Có 2 bình luận

  1. Avatar of Nguyễn Hoàng Anh
    Nguyễn Hoàng Anh đã viết:

    Cho mình hỏi 1 chút về trích bảo hành công trình xây dựng.
    Cuối kỳ, sau khi trích lập:
    Nợ TK 627
    Có TK 352
    Vậy khoản trích lập Nợ TK 627 sẽ kết chuyển như nào để tích vào chi phí trong kỳ. Có cần đi qua Nợ TK 154-> Nợ TK 632-> Nợ TK 911 không?
    Cảm ơn rất nhiều!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *