Công việc của kế toán xây dựng chuyên sâu cần làm gì?

Kế toán Việt Hưng sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi: Công việc của kế toán xây dựng chuyên sâu cần làm gì?. Qua bài viết dưới đây.

Công việc của kế toán xây dựng chuyên sâu cần làm gì?

Công việc của kế toán xây dựng chuyên sâu cần làm gì?

Nếu nói đến kế toán xây dựng là một trong những loại kế toán hạch toán tất cả các loại chi phí bao gồm:

NVLTT, NCTT, CF máy, chi phí chung, chi phí QLDN. Nếu ở giáo trình kế toán xây dựng các bạn sẽ được tìm hiểu: Đọc và hiểu dự toán. Hạch toán các nghiệp vụ kế toán của từng phần chi phí trong xây dựng. Cân đối các chỉ số trong báo cáo tài chính. Lên báo cáo tài chỉnh, lưu trữ hồ sơ. Thì đối với kế toán xây dựng chuyên sâu vẫn làm các công việc trên. Nhưng đối với từng phần các bạn sẽ được tìm hiểu sau sắc cặn cẽ hơn cụ thể:

1. Hợp đồng xây dựng:

– Cái quan trọng là thời gian ký kết sẽ cho bạn biết thời điểm thích hợp để bạn đưa chi phí vào công trình sao cho phù hợp nhất và là chi phí hợp lý không bị loại;

– Trong hợp đồng có thoả thuận về tiêu chuẩn vật liệu, nguồn gốc vật liệu lấy từ đâu, vận chuyển như thế nào để khi kế toán xem hợp đồng biết được hoá đơn mình đưa vào có hợp lý với hợp đồng không, vì lưu ý toàn bộ hợp đồng là được sự nhất trí của Chủ đầu tư nếu đưa sai thì có nghĩa là chi phí bạn đưa vào là không hợp lý.

– Các chi phí về phí môi trường, bảo hiểm phải xem trong hợp đồng để biết các loại chi phí này mình hạch toán như nào để được hợp lý.

Xem thêm:

Kinh nghiệm làm BCTC dự thầu và vay vốn ngân hàng trong công ty xây dựng.

Hạch toán bảo hành công trình xây dựng

2. Kinh nghiệm đọc, xem và hiểu dự toán:

Bước này rất quan trọng vì dự toán là tổng hợp chi phí của cả công trình.

– Nếu đưa chi phí thừa so với dự toán sẽ bị loại ra khỏi chi phí hợp lý của công trình. Nếu đã quyết toán mà phát hiện ra trước lúc thanh tra kiểm tra thì phải điều chỉnh lại BCTC, nếu đã quyết toán mà đến lúc thanh tra kiểm tra phát hiện ra sẽ bị loại khỏi chi phí hợp lý và tính thuế phạt TNDN 20%, phạt khai sai 10% kèm phạt chậm nộp.

– Nếu đưa chi phí thiếu so với dự toán, BCTC bị thiếu chi phí dẫn đến lãi nhiều, nộp thuế TNDN lớn, sếp không hài lòng; quan trọng hơn là ngoài thuế còn có các cơ quan khác kiểm tra như chủ đầu tư, thanh tra tỉnh, thanh tra kinh tế kiểm tra nếu công trình có sai phạm hoặc kiểm tra đột suất thì hoá đơn ko đủ so với dự toán sẽ bị quy vào trách nhiệm “ thực tế thi công không đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công trình” có thể bị phạt hoặc nặng là tạm dừng hành nghề xây dựng

– Ngoài ra khi đọc, hiểu dự toán bạn biết là đưa các loại chi phí NVLTT, NCTT, chi phí máy, chi phí chung gồm những loại chi phí gì trong 4 loại chi phí lớn kia, đưa vào bao nhiêu cho đúng đủ so với dự toán.

3. Nguyên tắc xuất hóa đơn trong xây dựng

– Nghiệm thu thanh toán là hồ sơ căn cứ để xuất hoá đơn GTGT đầu ra cho chủ đầu tư: phải xem thời gian trên quyển nghiêm thu thanh toán viết sao cho phù hợp vì nếu viết chậm sẽ bị phạt kê khai doanh thu sai thời điểm, nếu qua niên độ kế toán có thể phải làm lại BCTC, nếu đã xuất hoá đơn thì phải xử lý hồ sơ nghiệm thu như nào cho hợp lý với hoá đơn.

– Căn cứ vào giá trị nào trên quyển nghiệm thu để viết hoá đơn cho chủ đầu tư.

4. Các kinh nghiệm khi hạch toán NVL qua kho, hay NVL không qua kho

Theo dõi vật tư

– Xây dựng là ngành đặc thù bắt buộc phải theo dõi được là chi phí NVL đã vào công trình được bao nhiêu so với dự toán, với hướng dẫn của TT thực hành trên phần mềm misa các bạn sẽ theo dõi được vật tư vào bao nhiêu so vơi dự toán, thừa hay thiếu, đúng hay sai.

5. Các kinh nghiệm về làm lương nhân công trong xây dựng

Từ 1/1/2018 làm thế nào để tránh được đóng BHXH mà các chi phí ngắn hạn vẫn được tính vào chi phí hợp lý.

– Lập hồ sơ lương đầy đủ

– Lập hợp đồng nhân công ghi rõ câu chữ để sao cho khi BHXH kiểm tra không phạt về không đóng BHXH và không liên quan đến TNCN phải nộp

– Nhớ chấm công đầy đủ, tổng số công phải khớp trên bảng lương công nhân

– Thời gian chấm công nên để vừa phải khoảng 15 đên 20 ngày/ người nếu dư giả chứng minh thư nhân dân vì hầu hết khi QT Công ty xây dựng bao giờ thuế cũng liệt kê 1 số nhân viên trùng nhau cùng làm 2 nơi của 1 thời điểm như thế sẽ bị tính phạt 10% TNCN và phạt chậm nộp. Nhưng với cách chấm công này sẽ hạn chế được nhiều rủi ro do có cách giải trình.

– Có chứng từ thanh toán lương đầy đủ

– Bảng lương nhân công chi tiết có chữ ký đủ. Chữ ký khớp nhau giữa các mẫu khác nhau từ: Hợp đồng, cam kết, bảng lương….

Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng công trình

6. Cách sắp xếp hồ sơ kế toán trong công ty xây dựng sao cho dễ quyết toán

Lưu trữ hồ sơ công ty xây dựng bao gồm cả phần hồ sơ công trình và hồ sơ kế toán, lưu trữ sao cho khoa học, dễ tìm, không bị chồng chéo

7. Kinh nghiệm làm BCTC:

– Các chỉ tiêu nào cần chú ý nhạy cảm nhất mà thuế thường hay kiểm tra kỹ trong BCTC

– Cân đối lãi lỗ quyết toán năm để bao nhiêu là hợp lý

– Cân đối các chi phí để như nào cho phù hợp

– Cân đối lãi lỗ từng công trình kết chuyển bao nhiêu để dở dang bao nhiêu là phù hợp

8. Kinh nghiệm làm QT thuế TNCN trong công ty xây dựng

Phần này được giới thiệu trong khóa học kế toán xây dựng tại trung tâm

9. Kinh nghiệm khác mà khi bạn làm trong Cty xây dựng cần lưu ý

Đã được phân tích kỹ trong khóa học kế toán xây dựng xây lắp chuyên sâu

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...