10 Điểm Mới Dự Thảo Luật Công Đoàn Sửa Đổi Áp Dụng Từ 01.07.2025

Vào sáng ngày 27/11/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với sự đồng thuận cao. Bạn đã sẵn sàng khám phá 10 điểm mới quan trọng nhất của luật này, được Trung tâm Kế toán Việt Hưng tổng hợp và chia sẻ? Cùng chúng tôi tìm hiểu những thay đổi mới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.

CĂN CỨ QUY ĐỊNH:

– Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02/6/2023 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. 

– Nghị quyết số 793/NQ-UBTVQH15 ngày 07/6/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (Phân công Tổng Liên đoàn là cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Công đoàn sửa đổi.

luật công đoàn sửa đổi 2
Ảnh 1. Giai đoạn thực hiện triển khai áp dụng dự thảo luật công đoàn sửa đổi

1. Lý do cần cập nhật sửa đổi Luật Công Đoàn

(1) Bảo đảm các quy định rõ ràng, thực chất, ngắn gọn, không quy định chung chung, chỉ quy định những nội dung đúng thẩm quyền của Quốc hội, bám sát thực tiễn, bảo đảm tính khả thi.

(2) Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước, nâng cao năng lực thực thi.

(3) Không quy định trong luật những nội dung về thủ tục hành chính, trình tự, hồ sơ mà giao Chính phủ, Tổng Liên đoàn quy định theo thẩm quyền để linh hoạt, kịp thời sửa đổi, bổ sung khi cần thiết, tạo thuận lợi cho việc phân cấp phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

(4) Xây dựng, chỉnh lý các điều luật rõ ràng, thực chất, cụ thể, không trùng lặp với nội dung đã được quy định trong các luật khác góp phần đơn giản, gọn nhẹ nội dung của luật, bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện. 

NỘI DUNG SỬA ĐỔI:

luật công đoàn sửa đổi 3
Ảnh 2. Nội dung cập nhật dự thảo Luật công đoàn sửa đổi

2. 10 điểm mới dự thảo Luật công đoàn sửa đổi

1. Mở rộng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người làm việc không có quan hệ lao động 

– Khoản 1 Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, quy định: “Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”, bao gồm cả người làm việc không có quan hệ lao động. 

– Bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 4 giải thích từ ngữ “nghiệp đoàn cơ sở” là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, cùng nghề hoặc những người lao động đặc thù khác.

2. Mở rộng quyền gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài (Điều 5)

– Người lao động là công dân nước ngoài “làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên” thì được gia nhập và hoạt động công đoàn tại “công đoàn cơ sở”

– NLĐ là công dân nước ngoài không có quyền thành lập công đoàn và không làm cán bộ công đoàn 

– Việc gia nhập và hoạt động công đoàn của NLĐ là công dân nước ngoài sẽ được quy định cụ thể tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

→ Luật Công đoàn quy định những nội dung mang tính nguyên tắc về điều kiện, quyền gia nhập Công đoàn của NLĐ là công dân nước ngoài 

3. Quy định quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Điều 6)

Điều 6 Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định mang tính nguyên tắc về hồ sơ, trình tự, thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; đồng thời, giao Tổng Liên đoàn hướng dẫn thực hiện để bảo đảm linh hoạt. 

luật công đoàn sửa đổi 4

4. Bổ sung nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam và làm rõ hơn nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn (Điều 7, Điều 9)

– Luật Công đoàn (sửa đổi) đã bổ sung tại khoản 1 Điều 7 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam là “hợp tác, phối hợp với người sử dụng lao động, đồng thời bảo đảm tính độc lập của tổ chức Công đoàn” nhằm bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản. 

– Làm rõ hơn nguyên tắc, nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn tại Điều 9.

5. Quy định cụ thể hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam (Điều 8)

– Xác định và phân định rõ “Công đoàn Việt Nam” với “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất bao gồm 4 cấp: cấp trung ương; cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương; cấp trên trực tiếp cơ sở; cấp cơ sở. Trong đó, cấp trung ương là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 

– Quy định cụ thể hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam bao gồm 4 cấp. Đồng thời, quy định mô hình tổ chức của công đoàn được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên công đoàn, NLĐ, yêu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật.

XEM THÊM:

Công Việc Của Kế Toán Công Đoàn Trong Công Tác Kế Toán

Quy Định Về Kinh Phí Công Đoàn & Đoàn Phí Mới Nhất

6. Bổ sung và quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10)

Điều 10 Luật Công đoàn (sửa đổi) đã bổ sung và làm rõ hơn các hành vi bị nghiêm cấm theo hướng: 

(1) Phân loại nhóm hành vi một cách rõ ràng theo các tiêu chí cụ thể

(2) Quy định chi tiết hơn các hành vi

→ Bên cạnh các hành vi có tính chất phân biệt đối xử, can thiệp thao túng; các hành vi liên quan đến đóng, quản lý sử dụng kinh phí công đoàn (không đóng, chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn không đúng quy định), nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật… cũng được bổ sung vào các hành vi bị nghiêm cấm.

7. Quy định cụ thể hơn quyền, trách nhiệm đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động (Điều 11)

Bổ sung quy định về quyền, trách nhiệm “chăm lo” như: 

– Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan để phục vụ đoàn viên công đoàn, NLĐ theo quy định của pháp luật

– Tổ chức các hoạt động chăm lo, nâng cao đời sống, văn hoá, tinh thần; động viên, khen thưởng, hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và các hoạt động chăm lo khác cho đoàn viên công đoàn và NLĐ…

– Bổ sung sung quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và NLĐ bảo đảm đồng bộ với hệ thống pháp luật. 

→ Khẳng định “Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất đại diện của NLĐ ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động”.

8. Bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn (Điều 16, Điều 17)

Điều 16. Giám sát của Công đoàn (bao gồm tham gia với CQNN có thẩm quyền giám sát và hoạt động chủ trì giám sát)

Điều 17. Phản biện xã hội của Công đoàn để phù hợp, thống nhất với các quy định của Đảng, các Luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

→ Tại khoản 2 Điều 16 đã bổ sung, quy định cụ thể về hoạt động chủ trì giám sát mang tính xã hội của Công đoàn, bao gồm nguyên tắc, hình thức, quyền, trách nhiệm của Công đoàn, quyền, trách nhiệm của NSDLĐ, cơ quan, tổ chức được giám sát

9. Bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn (Điều 30)

Điều 30 đã bổ sung quy định các trường hợp được xem xét miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi gặp khó khăn, phù hợp với tình hình thực tiễn và nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp.

Trên cơ sở thống nhất với Tổng Liên đoàn, Chính phủ quy định về việc miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn.

10. Sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm làm rõ nguyên tắc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn; bổ sung quy định Tổng Liên đoàn thực hiện việc phân cấp thu, phân phối kinh phí công đoàn

Sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ chi của tài chính công đoàn tại khoản 2 Điều 31 bảo đảm rõ ràng, phù hợp với thực tiễn của hoạt động đoàn, như: 

luật công đoàn sửa đổi 5

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ giải đáp ngay đừng ngần ngại bình luận câu hỏi ngay dưới bài viết hoặc gửi về hòm thư chat BOX ngay phía góc phải màn hình logo xanh đê được hỗ trợ 1:1 hoàn toàn miễn phí 24/7: https://lamketoan.vn

luật công đoàn sửa đổi 6
Ảnh 3. Hỏi đáp 1:1 nghiệp vụ kế toán – bài tập kế toán

Bạn đã sẵn sàng nắm bắt những thay đổi mới nhất của Luật Công đoàn để bảo vệ quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp? Đừng bỏ lỡ cơ hội cập nhật kiến thức cùng Kế Toán Việt Hưng. Theo dõi Fanpage của chúng tôi ngay hôm nay để nhận được những thông tin hữu ích và ưu đãi hấp dẫn dành cho các khóa học kế toán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *