Kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

Chứng khoán kinh doanh dự phòng giảm giá : Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh. Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với bạn trong bài viết này:

trung-tam-hoc-ke-toan-tong-hop-tai-yen-bai-uy-tin-nhat

 

  1. Nguyên tắc hạch toán chứng khoán kinh doanh

  • Doanh nghiệp chứng khoán được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.
  • Điều kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.
  • Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.
  • Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.
  • Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính kinh doanh

chung khoan kinh doanh

  1. Thời điểm, căn cứ và mức dự phòng cần lập

  • Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng chứng khoán kinh doanh được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
  • Mức lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa giá gốc ghi trên sổ kế toán và giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập dự phòng.

Doanh nghiệp phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán kinh doanh  khi có biến động giảm giá tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm theo công thức:

Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.   = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính.    x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán.      – Giá chứng khoán thực tế trên thị trường.

Doanh nghiệp phải xác định số dự phòng cần lập cho từng loại chứng khoán kinh doanh bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh.

So sánh với số đã lập cuối kỳ kế toán trước để xác định số phải lập thêm hoặc hoàn nhập ghi giảm chi phí tài chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *