Việc chuyển đổi HĐĐT theo TT 78/2021/TT-BTC và NĐ 123 đã diễn ra rất nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng loại hóa đơn mà khi cung cấp dịch vụ, bán hàng cho người sử dụng phải đề nghị cấp và được cơ quan thuế cấp trong ngày là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh. Vậy, đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh gồm những ai? Cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Hóa đơn điện tử là gì? Hóa đơn điện tử có đầy đủ nội dung gồm những gì?
Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. HĐĐT được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. (Được quy định tại Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011).
Hóa đơn điện tử đầy đủ nội dung phải đáp ứng các nội dung sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ta có: Hóa đơn điện tử có tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện.
Thứ hai, tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
Thứ ba, tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
Thứ tư, tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
Thứ năm, chữ ký số điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Và chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Cuối cùng, hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt hoặc chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn. Chữ số ghi trên hóa đơn là chữ số tự nhiên từ 0 đến 9 sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm; nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy sau chữ số hàng đơn vị.
Hóa đơn điện tử gồm các loại sau:
+ Loại một, hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…;
+ Loại hai, Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…
Hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hóa đơn điện tử phải hoàn thiện thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử bao gồm: Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử, Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử, Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo mẫu của Thông tư 32/2011/TT-BTC để gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh!
Đối với hóa đơn bán hàng: Theo điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP,Các trường hợp cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng gồm:
Thứ nhất, Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
Thứ hai, Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Thứ ba, Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua.
Thứ tư, Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua.
+ Hay tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh.
+ Hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng: Quy định tại tiết a.2 điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP Ta có các trường hợp quy định cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh là:
Thứ nhất, Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuộc các trường hợp sau:
+ Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua.
+ Hay tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh.
+ Hoặc bị cơ quan thuế cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
Thứ hai, Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
Thủ tục đề nghị cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh
Theo Điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thủ tục đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh ta có các quy định sau:
Đầu tiên, Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06/ĐN-PSĐT đến cơ quan thuế. Và đồng thời với việc gửi sẽ truy cập vào hệ thống lập hóa đơn điện tử của cơ quan thuế để lập hóa đơn điện tử.
Bước tiếp theo là cấp hóa đơn theo từng lần phát sinh thì sau khi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã khai, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác (nếu có), cơ quan thuế cấp mã trên hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lập.
Và thời gian cấp là ngay trong ngày làm việc. Đồng thời doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh được cơ quan thuế cấp mã.
Cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh
– Trường hợp đối với tổ chức, doanh nghiệp: Là cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập hoặc nơi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Còn đối với hộ, cá nhân kinh doanh ta có:
+ Thứ nhất: Hộ, cá nhân kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế quản lý nơi hộ, cá nhân kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
+ Thứ hai: Hộ, cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú hoặc nơi hộ, cá nhân đăng ký kinh doanh.
Tóm lại, qua bài viết hi vọng bạn đọc đã biết được đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh? Còn điều gì thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Hi vọng đã giúp bạn hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Truy cập fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!
Ngày 24.4 cty nhận đc thông báo chấp nhận cho sử dụng HDDT của cơ quan thuế
Đến ngày 14.7 mới làm BC26 + TB03
Thì e bị chậm TB 03 phải k ạ?
Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Bạn chậm nộp tờ TB03 đó. Mình thấy rất nhiều cty bị thuế gọi lên phạt chậm nộp TB03 rồi ấy.
Hạn nộp thông báo tiêu hủy hóa đơn: Sau khi nhận được thông báo chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BTC của CQT, nhưng phải trước khi lập hóa đơn theo thông tư 78/2021.
Thời gian tiêu hủy: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế
Hạn nộp báo cáo sử dụng hóa đơn:
Nộp ngay sau khi gửi Thông báo kết quả hủy hóa đơn thành công
Hoặc nộp theo thời hạn quy định:
Nếu kê khai theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng sau tháng báo cáo
Nếu kê khai theo quý: chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng sau quý báo cáo.
Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223