10 trường hợp lập hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung

Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78/2021/TT-BTC về hóa đơn điện tử và Nghị định 123 quy định về hóa đơn chứng từ thì từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử rất nhanh chóng và hiệu quả. Nhưng mỗi hóa đơn điện tử đều có những tiêu thức nhất định, nhưng vẫn không ít trường hợp lập hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung để phù hợp với thực tiễn sử dụng. Do đó, bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn hiểu về 10 trường hợp lập hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung.

Hóa đơn điện tử là gì? Hóa đơn điện tử có đầy đủ nội dung gồm những gì? 

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. HĐĐT được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. (Được quy định tại Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011).

Xem thêm: Hướng dẫn về sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất năm 2022

Hóa đơn điện tử đầy đủ nội dung phải đáp ứng các nội dung sau: 

– Thứ nhất, theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 153/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ta có: Hóa đơn điện tử có tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn; Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự trên hóa đơn thực hiện. 

– Thứ hai, tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.

– Thứ ba, tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.

Quy định khởi tạo hóa đơn điện tử theo TT32 năm 2011
Quy định khởi tạo hóa đơn điện tử theo TT32 năm 2011

– Thứ tư, tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. Trường hợp hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.

– Thứ năm, chữ ký số điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Và chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

– Cuối cùng, hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt hoặc chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn. Chữ số ghi trên hóa đơn là chữ số tự nhiên từ 0 đến 9 sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm; nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy sau chữ số hàng đơn vị.

Hóa đơn điện tử gồm các loại sau: Loại một, hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hóa đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…; Loại hai, Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…

Hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hóa đơn điện tử phải hoàn thiện thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử bao gồm: Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử, Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử, Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo mẫu của Thông tư 32/2011/TT-BTC để gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.

10 trường hợp lập hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung

Theo Khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về quy định hóa đơn chứng từ ta có:

– Thứ nhất, không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử  (bao gồm cả trường hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài và lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa.

Đối với người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.

– Thứ hai, không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua cho hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh.

– Thứ ba, Trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua đối với trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh, hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị.

Trường hợp, hóa đơn điện tử bán xăng dầu đối với khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu trên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp lập hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung
Trường hợp lập hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung

– Thứ tư, hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Đối với tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

– Thứ năm, trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử.

Đối với tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không: chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử.

Trường hợp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.

– Thứ sáu, trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá cho trường hợp hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng.

– Thứ bảy, Trường hợp phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa điểm kho xuất, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận chuyển.

Cụ thể như sau: tên người mua thể hiện người nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng; tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng và phương tiện vận chuyển; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.

Đối với Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thì Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thể hiện các thông tin như phương tiện vận chuyển, địa điểm kho xuất, hợp đồng kinh tế, người vận chuyển, địa điểm kho nhận, tên sản phẩm hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền.

Chi tiết như sau: Ghi số, ngày tháng năm hợp đồng kinh tế ký giữa tổ chức, cá nhân; họ tên người vận chuyển, hợp đồng vận chuyển (nếu có), địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng. 

– Thứ tám, hóa đơn sử dụng cho thanh toán interline giữa các hãng hàng không phải được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu sau: Ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

– Thứ chín, hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá.

– Cuối cùng, trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính; số lượng; đơn giá; phần tên hàng hóa, dịch vụ ghi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng ký kết giữa các bên đối với trường hợp hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh phục vụ hoạt động quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ.

Tóm lại, qua bài viết hi vọng bạn đọc đã hiểu được rõ hơn về những trường hợp lập hóa đơn điện tử không cần đủ nội dung (không nhất thiết phải có đủ các nội dung). Trong nhiều trường hợp không cần thiết phải có đủ các nội dung và cũng không thể có đủ các nội dung đó vì thế quy định này phù hợp với thực tiễn. Hi vọng đã giúp bạn hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Truy cập fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phan Long Thanh
Phan Long Thanh
Bình chọn :
     

Mình đang dùng hoá đơn điện tử vào tháng 3 có xuất 1 hoá đơn nhưng đến tháng 5 thì chuyển hoá đơn theo thông tư 78 nên các hoá đơn cũ còn lại đã hủy hết, vậy giờ muốn hủy hoá đơn tháng 3 để xuất thay thế thì làm thế nào

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Phan Long Thanh

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

– Nếu xuất sai số lượng: thì xuất hóa đơn đ/ giảm
– Nếu khách trả lại hàng: khách xuất hóa đơn trả lại hàng

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...