Cách hạch toán kế toán dành cho công ty sản xuất thực phẩm

DN sản xuất và DN thực phẩm nói riêng có những đặc điểm nghiệp vụ giống nhau. Tuy nhiên, kế toán DNthực phẩm cũng cần lưu ý những công việc quan trọng sau đây để giúp DN thực phẩm quản lý tốt trong lĩnh vực tài chính kế toán.
Hiện nay, trên thị trường các DN thực phẩm thường phát sinh ra nhiều nghiệp vụ đòi hỏi yêu cầu về kế toán cũng phải cao hơn, cụ thể về nghiệp vụ cơ bản của kế toán DN thực phẩm như sau:
I. Những công việc kế toán DN sản xuất thực phẩm cần làm
1. Vai trò kế toán
– Kế toán DN thực phẩm cần thực hiện hạch toán chính xác và nhanh chóng các nguyên vật liệu, hàng hóa hay thành phẩm nhà máy hoặc xưởng sản xuất cần.
– Kế toán DN thực phẩm tính giá sản xuất, giá vốn hàng hóa trên cơ sở định mức chi phí nguyên liệu, công nhân và các chi phí khác.
– Theo dõi các hóa đơn về hàng hóa, nguyên vật liệu mua về, các tài sản cố định hay khấu hao các tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
– Kế toán DN thực phẩm cũng cần thực hiện công việc bảo mật các số liệu cho DN.
– Kế toán thực phẩm cần theo dõi tình hình sử dụng vật tư hàng hóa, những quy định đã ban hành để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình sử dụng.
2. Vai trò làm quản lý kho
– Kế toán DN thực phẩm cần kiểm soát việc xuất hay nhập kho hợp lý, kiểm tra và phân loại hàng hóa. Nếu không có quản kho thì kế toán trực tiếp phân loại hàng để quản lý.
– Kế toán thực phẩm cũng cần xây dựng quy trình quản lý kho bãi; Giám sát thủ kho trong việc quản lý cũng như sử dụng nguyên vật liệu.
– Kế toán cần tổ chức các cuộc kiểm tra về hàng tồn kho với sổ sách kế toán xem hàng có bị hao hụt hay sai sót không.
II. Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu (NVL)
1. Mua nguyên vật liệu trả tiền ngay
Nợ TK 152: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL.
Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%
Có TK 111,112, 141: tổng số tiền phải trả/ đã trả nhà cung cấp.
2. Mua nguyên vật liệu công nợ (Trả sau)
Nợ TK 1521: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%
Có TK 331: Tổng số tiền phải trả nhà cung cấp
3. Khi thanh toán tiền
Nợ TK 331: Tổng số tiền phải trả nhà cung cấp
Có TK 111 (Nếu trả tiền mặt) hoặc Có TK112 (Nếu trả qua ngân hàng)
4. Khi đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến kho
– Cuối tháng, ghi :
Nợ TK 151: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331: VAT 10%
Có TK 111, 112, 331, 141: Tổng số tiền phải trả/đã trả nhà cung cấp
– Qua đầu tháng khi NVL về tới kho, ghi :
Nợ TK 1521
Có TK 151
5. Mua NVL xuất thẳng cho sản xuất (Không qua kho)
– Mua NVL không qua kho trả tiền ngay
Nợ TK 154: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%
Có TK 111, 112, 141: Tổng số tiền phải trả/đã trả NCC
– Mua NVL Xuất thẳng không qua kho chưa trả tiền, ghi:
Nợ TK 154: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL
Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%.
Có TK 331: Nợ tiền nhà cung cấp chưa trả
– Trả NVL cho NCC, ghi:
+ Khi nhập kho đơn giá nào thì xuất kho trả với đơn giá đó, hạch toán ngược lại lúc nhập kho, ghi:
Nợ TK 331, 111, 112
Có TK 152
Có TK 1331
+ Thu lại tiền (Nếu có), ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 331
– Chiết khấu thương mại được hưởng từ NCC
+ Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 152
Có TK 1331
+ Được NCC trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 152
Có TK 1331.
+ Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 711
III. Hạch toán nghiệp vụ mua công cụ dụng cụ
1. Mua công cụ dụng cụ trả tiền ngay, ghi :
Nợ TK 242 (CCDC ngắn hạn; dài hạn)
Nợ TK 1331: Thuế VAT (Thường là 10%)
Có TK 111, 112 (Tiền mặt, tiền ngân hàng)
2. Mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền ngay, ghi:
Nợ TK 242 (CCDC ngắn hạn; dài hạn)
Nợ TK 1331: Thuế VAT (Thường là 10%)
Có TK 331 (Công nợ chưa trả tiền ngay)
3. Mua công cụ dụng cụ nhập kho
3.1. Mua CCDC nhập kho trả tiền ngay, ghi:
Nợ TK 153: Giá mua CCDC chưa thuế
Nợ TK 1331: VAT thường là 10%
Có TK 111, 112, 141: Tổng số tiền đã trả nhà cung cấp
3.2. Mua CCDC nhập kho chưa trả tiền ngay, ghi:
Nợ TK 153 (CCDC ngắn hạn; dài hạn)
Nợ TK 1331: Thuế VAT (Thường là 10%)
Có TK 331 (Công nợ chưa trả tiền ngay)
3.3. Trả tiền mua công cụ dụng cụ, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112
IV. Hạch toán nghiệp vụ mua tài sản cố định
1. Mua TSCĐ trả tiền ngay, ghi:
Nợ TK 211 (Nguyên giá + Giá mua + Chi phí khác liên quan)
Nợ TK 1331: Thuế VAT 10%
Có TK 112
2. Mua TSCĐ chưa trả tiền ngay
Nợ TK 211 (Nguyên giá + Giá mua + Chi phí khác liên quan)
Nợ TK 1331
Có TK 331
3. Trả tiền mua TSCĐ, ghi:
Nợ TK 331: Giá phải trả
Có TK 112, 341
V. Hạch toán nghiệp vụ xuất CCDC trong kho mang đi sản xuất
Nợ TK 242.
Có TK 153.
doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
VI. Hạch toán nghiệp vụ bán thành phẩm
1. Ghi nhận doanh thu
– Bán thành phẩm thu tiền ngay, ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền phải thu/đã thu của khách hàng
Có TK 5112: Tổng giá bán chưa VAT
Có TK 33311: VAT đầu ra (Thường là 10%)
– Thu tiền công nợ, ghi:
Nợ TK 111 (Thu bằng tiền mặt)
Nợ TK 112 (Thu qua ngân hàng)
Có TK 131: Tổng số tiền phải thu/chưa thu của khách hàng
2. Ghi nhận giá vốn
Tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào thì làm theo nguyên tắc đó (Thường lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền)
Nợ TK 632
Có TK 155
3. Các khoản giảm trừ doanh thu
* Chiết khấu thương mại
– Trường hợp khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.
– Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá (Đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 511. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu .
– Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 511, ghi:
Nợ TK 511
Nợ TK 33311
Có TK 131, 111, 112
* Hàng bán bị trả lại
– Ghi giảm doanh thu, công nợ phải thu khách hàng => Bán giá nào thì ghi giảm công nợ giá đó, ghi:
Nợ TK 511: Giá bán chưa VAT
Nợ TK 33311: VAT
Có TK 131, 111, 112: Tổng số tiền phải trả/đã trả lại cho khách hàng
– Giảm giá vốn => Xuất kho giá nào thì bây giờ ghi giá đó, ghi:
Nợ TK 155
Có TK 632
– Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 641
Nợ TK 1331
Có TK 331, 111, 112,…
* Giảm giá hàng bán, ghi:
Nợ TK 511
Nợ TK 33311
Có TK 111, 112, 131
VII. Bút toán chi phí DN
1. Bút toán lệ phí môn bài
– Hạch toán chi phí lệ phí môn bài, ghi:
Nợ TK 642: Tài khoản chi phí lệ phí môn bài
Có TK 3338: Tài khoản lệ phí môn bài
– Nộp thuế lệ phí môn bài, ghi:
Nợ TK 3338.
Có TK 111, 112
2. Hạch toán chi phí tiền lương
Nợ TK 642: Tài khoản chi phí
Có TK 334
3. Tài khoản trích bảo hiểm xã hội
– Trích tính vào chi phí doanh nghiệp
Nợ TK 642: Tài khoản chi phí
Có TK 3383, 3384, 3385
– Trích vào tiền lương công nhân viên, bộ phận sản xuất, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 3383, 3384, 3385
– Trả lương, ghi:
Nợ TK 334 ( Trừ các khoản trích vào chi phí lương ) trả cả bộ phận sản xuất.
Có TK 111;112.
VIII. Hạch toán phân bổ chi phí CCDC; TSCĐ vào Chi phí quản lý
Nợ TK 642: Tài khoản nhận chi phí
Có TK 242, 214 , 153
IX. Hạch toán các chi phí khác của DN hạch toán thẳng vào TK 642
Nợ TK 642
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 141, 331
* Tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch, phản ánh doanh thu không bao gồm thuế, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)
* Không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp thì phản ánh doanh thu bao gồm cả thuế xuất khẩu, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
– Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)
– Ghi nhận giá vốn, ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156,…
– Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…
– Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (Nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 3333
Có TK 711: Thu nhập khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *