Cách xây dựng thang bảng lương năm 2019 cho doanh nghiệp

Cách xây dựng thang bảng lương 2019 như thế nào? Xây dựng thang bảng lương là việc rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động. Dựa trên nguyên tắc nào để xây dựng lên thang bảng lương cho DN? Kế toán Việt Hưng sẽ giải đáp thắc mắc bạn đọc trong bài viết này nhé.


> Hệ số lương cơ bản và cách tính lương cơ bản theo hệ số 2019
> Cách tính lương và các hình thức để trả lương trong DN hiện nay


 

xây dựng thang bảng lương năm 2019

Hồ sơ xây dựng thang bảng lương 2019 gồm:

  • Hệ thống thang bảng lương
  • Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
  • Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  • Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp

Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương năm 2019

Theo điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Khi xây dựng thang bảng lương, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Số bậc và chức danh, vị trí công việc của thang lương: Phụ thuộc vào đặc điểm, đặc thù hoạt động kinh doanh để DN quyết định và xây dựng các chức danh riêng cho DN mình
  • Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề: Phải đảm bảo khuyến khích cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%

HƯỚNG DẪN CÁCH XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG NĂM 2019

1. Cách ghi bậc 1

Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.

  • Theo nghị định 157/2018/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng 2019 đã tăng lên và cũng theo nội dung này yêu cầu doanh nghiệp phải điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương và trong hợp đồng lao động.
Vùng  Mức lương tối thiểu (ĐVT: đồng)
Vùng I 4.180.000
Vùng II 3.710.000
Vùng III 3.250.000
Vùng IV 2.920.000

Mức lương tối thiểu đối với lao động qua đào tạo

Mức lương thấp nhất của công việc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. (ĐVT: đồng)

Vùng  Mức lương đối với lao động qua đào tạo
Vùng I 4.472.600
Vùng II 3.696.700
Vùng III 3.477.500
Vùng IV 3.124.400

Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động

  • Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công viêc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong môi trường làm việc bình thường. (ĐVT: đồng)
Vùng  Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại (+ 5%)
Vùng I 4.696.230
Vùng II 4.168.185
Vùng III 3.651.375
Vùng IV 3.280.620
  • Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Vùng  Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại (+ 7%)
Vùng I 4.785.682
Vùng II 4.247.579
Vùng III 3.720.925
Vùng IV 3.280.620
thang bảng lương năm 2019
Hệ thống thang bảng lương 2019

2. Cách ghi bậc từ 2 trở đi

Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất hơn 5% so với mức lương trước đó.

Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh.

Lưu ý:

  • Thang bảng lương phải được định kỳ kiểm tra để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật lao động.
  • Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.

Sau khi xây dựng thang bảng lương theo quy định Nhà nước. DN thực hiện thủ tục gửi thang bảng lương.

  • Đến Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang, bảng lương đăng ký.
  • Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
  • Thành phần, số lượng hồ sơ: Thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.
  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người sử dụng lao động.
  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện
  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.
  • Phí, lệ phí: Không có.

Kế toán viên căn cứ vào các bậc lương trong bài viết để xây dựng thang bảng lương cho doanh nghiệp của mình. Năm 2019 lương theo các vùng có sự thay đổi, do đó, cần căn cứ vào mức lương tối thiểu nhà nước quy định để xây dựng thang lương.


Lương Net và Gross là gì? Cách tính lương Net và Gross


 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *