Cách xây dựng thang bảng lương năm 2017 mới nhất
Mức lương tối thiểu vùng thay đổi, các doanh nghiệp cũng cần cập nhật cách xây dựng thang bảng lương năm 2017 mới nhất để điều chỉnh lương cho phù hợp.
Tham khảo:
Các mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2017
Thời hạn nộp BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng
Mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2017 mới nhất
Hiện nay, các doanh nghiệp phải tự xây dựng bảng lương để nộp cho Phòng Lao động thương binh và xã hội cấp Quận/Huyện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Sau đây, Kế toán Việt Hưng xin giới thiệu cách xây dựng thang bảng lương năm 2017 mới nhất cho doanh nghiệp:
1. Mức lương thấp nhất
Tính được mức lương thấp nhất tức là Bậc 1. Thì doanh nghiệp sẽ tính được các bậc lương khác dễ dàng hơn. Để tính lương bậc 1, các doanh nghiệp tính như sau:
– Đối với lao động phổ thông chưa qua đào tạo, học nghề thì lương tối thiểu phải bằng lương tối thiểu vùng.
– Đối với lao động đã qua đào tạo, học nghề thì lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu của vùng.
– Đối với lao động phải làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì công thêm 5%.
2. Xây dựng thang bảng lương căn cứ vào Nghị định 153/2916/NĐ-CP
Ví dụ:
Theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2016, mức lương tối thiểu theo vùng đã có điều chỉnh và áp dụng từ ngày 01/01/2017. Chúng tôi sẽ lấy ví dụ là doanh nghiệp thuộc vùng 1, mức lương tối thiểu là 3.750.000 đồng/tháng.
+ Mức lương của lao động phổ thông tối thiểu phải là 3.750.000/tháng.
+ Mức lương của lao động đã qua đào tào, học nghề sẽ là:
3.750.000 + (3.750.000 x 7%) = 4.012.500
+ Mức lương của lao động đã qua đào tạo làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ là:
4.012.500 + (4.012.500 x 5%) = 4.214.000
3. Khoảng cách giữa các Bậc lương
Khi xác định được lương Bậc 1, doanh nghiệp sẽ dưa vào lương Bậc 1 để tính các Bậc lương tiếp theo.
Khoảng cách giữa các Bậc lương sẽ do doanh nghiệp xác định tuy nhiên phải đảm bảo 2 yếu tố:
– Khoảng cách ít nhất là 5%.
– Khoảng cách đủ để đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, kỹ thuật, tăng hiệu quả lao động.
Mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng từ 3-7 Bậc lương sao cho phù hợp.
Ví dụ:
Doanh nghiệp xác định lương Bậc 1 là 5.000.000 và khoảng cách giữa các bậc lương là 10% thì lương Bậc 2 sẽ là:
5.000.000 + (5.000.000 x 10%) = 5.500.000
Tương tự tính với các Bậc còn lại.
4. Một số lưu ý khi xây dựng thang bảng lương
Khi xây dựng thang bản lương doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau đây:
– Những doanh nghiệp mới thành lập cần phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động Quận/Huyện.
– Những doanh nghiệp đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương thì cần phải xây dựng lại thang bảng lương mới để nộp cho phòng Lao động Quận/Huyện.
5. Mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 153/2916/NĐ-CP
– Từ ngày 01/01/2017, mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng lên theo Nghị định 153/2016/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2016 thì doanh nghiệp cũng phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp lại.
– Trên tờ khai tham gia Bảo hiểm xã hội thì mức lương phải ghi theo mức lương trong hợp đồng lao động và phụ cấp (nếu có).
– Doanh nghiệp cần làm 2 bộ hồ sơ và đóng dấu giáp lai vào giữa các trang.
6. Hồ sơ và trình tự đăng ký thang bảng lương
6.1. Khi làm hồ sơ đăng ký thang bảng lương, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau
– Hệ thống thang bảng lương (được tính theo hướng dẫn trên).
– Công văn đề nghị đăng ký thang bảng lương.
– Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương.
– Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương.
– Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức danh.
– Quy chế tiền lương, thưởng, phụ cấp.
6.2. Trình tự đăng ký thang bảng lương
– Doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương, làm hồ sơ và gửi cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện.
– Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đăng ký.
Như vậy, khi mức lương tối thiểu vùng thay đổi, các doanh nghiệp cũng cần cập nhật cách xây dựng thang bảng lương năm 2017 mới nhất để điều chỉnh lương phù hợp, đảm bảo lợi ích của người lao động.
Tham khảo thêm thông tin tại: www.lamketoan.vn