Hiện nay, rất nhiều bạn mặc dù đã học chuyên ngành kế toán. Nhưng vẫn không thể hình dung được công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp phải làm là gì? Khác với công việc của những nhân viên kế toán khác, kế toán thuế mang nhiều nét đặc trưng riêng. Với mong muốn giúp cho các bạn biết được công việc của nhân viên kế toán thuế trong doanh nghiệp. Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho các bạn biết công việc thực tế tại doanh nghiệp của một nhân viên kế toán thuế.
Công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp
Để làm được tốt công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp phải làm thì bạn phải là người hiểu biết luật thuế. Đồng thời biết cách vận dụng luật vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp mình để xử lý các tình huống phát sinh sao cho phù hợp nhất.
Công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp phải làm
1. Công việc hàng ngày:
Thu thập, sắp xếp, xử lý, lưu trữ hóa đơn – chứng từ kế toán.
– Thu thập:
Chúng ta có 2 nguồn để thu thập hóa đơn kế toán Thuế là: Trong và Ngoài doanh nghiệp.
+ Thu thập Trong là việc nhân viên kế toán thuế tự lập hóa đơn khi bán hàng và cung ứng dịch vụ (hay còn gọi là hóa đơn đầu ra).
+ Thu thập Ngoài là khi nhân viên kế toán thuế đi mua hàng hóa, tìm nơi cung ứng dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của một nhân viên kế toán Thuế là phải tập hợp hết các chứng từ kế toán trong và ngoài về để làm căn cứ kê khai, hạch toán.
– Sắp xếp:
Hóa đơn – chứng từ có nhiều cách sắp xếp khác nhau. Có thể sắp xếp theo bộ gồm: phiếu chi/GBN và phiếu nhập kho, hay hợp đồng (nếu có). Dù sắp xếp như thế nào cũng cần tuân thủ theo trình tự thời gian. Đồng thời nên sắp xếp đầu vào riêng, đầu ra riêng, và phân chia từng kỳ thành những file khác nhau, kèm theo là tờ khai thuế của kỳ đó.
– Xử lý:
Hóa đơn chứng từ được lập không phải lúc nào cũng đầy đủ, chính xác. Vì vậy nhân viên kế toán Thuế cần xử lý sao cho: Hợp lý – Hợp lệ – Hợp pháp.
Tham khảo:
Cách tra cứu hóa đơn giá trị gia tăng có hợp lý, hợp lệ hay không
Thế nào là hóa đơn Bất hợp pháp – Sử dụng bất hợp pháp bị xử phạt như thế nào?
– Lưu trữ:
Đối với hóa đơn thông thường, thời gian lưu trữ là 10 năm, các chứng từ khác như: phiếu thu, chi, phiếu nhập kho, xuất kho lưu trữ trong 5 năm…
Ngoài những công việc chính trên, một nhân viên kế toán thuế chuyên nghiệp còn phải thường xuyên cập nhật các luật thuế liên quan đến doanh nghiệp của mình để đảm bảo làm đúng, làm đủ theo quy định của luật thuế hiện hành. Đồng thời có thể giúp doanh nghiệp hưởng các chính sách ưu đãi về thuế từ chính phủ.
2. Công việc hàng tháng:
Kê khai và làm những loại báo cáo thuế theo tháng.
– Công việc kê khai và làm báo cáo thuế theo tháng thường được làm vào cuối tháng hoặc đầu tháng sau. Hạn nộp báo cáo thuế tháng quy định là ngày 20 của tháng sau.
– Nhân viên kế toán thuế phải tự xác định những loại báo cáo thuế doanh nghiệp của mình phải làm theo tháng.
– Căn cứ để kê khai và lập báo cáo là những hóa đơn – chứng từ mà chúng ta đã thu nhập bên trên.
3. Công việc hàng quý:
Làm báo cáo thuế theo quý.
Bao gồm: lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý. Lập Bảng kê Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý. Lập tờ khai thuế GTGT (nếu có) và lập tờ khai thuế TNCN( nếu có).
Công việc này được thực hiện cho tháng cuối cùng thuộc Quý và hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Tham khảo: Kê khai thuế qua mạng, hướng dẫn kê khai thuế qua mạng
4. Công việc hàng năm:
Bao gồm: nộp thuế Môn Bài, làm quyết toán thuế, lập các báo cáo tài chính.
Nếu vẫn còn chưa tự tin về những công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp phải làm. Các bạn có thể tìm hiểu những khóa học kế toán bổ ích của Kế toán Việt Hưng tại địa chỉ https://lamketoan.vn.