Cách tính thuế TNCN mới nhất | Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công nhận được dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp… vậy đâu là cách tính thuế TNCN mới nhất từ tiền lương tiền công cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
1. Đối tượng nộp thuế TNCN
Áp dụng đối tượng:
– Cá nhân cư trú
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam
=> Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân cư trú được xác định là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
– Cá nhân không cư trú
=> Thu nhập chịu thuế đối với cá nhân không cư trú là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
2. Xác định các khoản không chịu thuế TNCN – các khoản giảm trừ thuế TNCN
(1) Các khoản giảm trừ thuế TNCN
Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh mới nhất:
Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau: 1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); 2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng. |
=> Áp dụng từ ngày 01/7/2020, nâng mức giảm trừ gia cảnh tăng từ 9 lên 11 triệu đồng/tháng đối với cá nhân người nộp thuế, tăng từ 3,6 triệu lên 4,4 triệu đồng/tháng đối với mỗi người phụ thuộc, trong trường hợp thu nhập của cá nhân dưới 11 triệu đồng thì chắc chắn sẽ không phải đóng thuế TNCN.
– Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
Theo Quyết định 595/QĐ -BHXH cùng Công văn 2159/BHXH-BT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020:
– Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học có đính kèm hoá đơn chứng từ hợp pháp tại các tổ chức- cơ sở được thành lập hợp pháp (cách tính thuế tncn mới nhất)
(2) Các khoản miễn thuế TNCN
Bên cạnh các khoản giảm trừ, các khoản sau cũng không chịu thuế TNCN khi tính thuế:
– Tiền ăn trưa, ăn giữa ca không vượt quá 730.000 đồng/tháng (Theo khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH)
+ Trường hợp 1: Công ty CP Việt Hưng phụ cấp ăn trưa mỗi nhân viên là 750.000đ/tháng vượt mức lấy 750.000đ – 730.000đ = 20.000đ thì khoản dư đó sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
+ Trường hợp 2: Công ty CP Hưng Việt phụ cấp ăn trưa mỗi nhân viên là 650.000đ/tháng không vượt mức thì được miễn thuế TNCN
– Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000 đồng/năm (Miễn toàn bộ nếu chi bằng hiện vật) theo khoản 2.7 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
+ Trường hợp 1: Công ty CP Việt Hưng phụ cấp ăn trưa mỗi nhân viên là 5.500.000đ/tháng vượt mức lấy 5.500.000đ – 5.000.000đ = 500.000đ thì khoản dư đó sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
+ Trường hợp 2: Công ty CP Hưng Việt phụ cấp ăn trưa mỗi nhân viên là 5.000.000đ/tháng không vượt mức thì được miễn thuế TNCN
– Phụ cấp điện thoai, tiền xăng, tiền công tác phí… (theo Quy chế công ty)
– Phụ cấp đám hiếu, hỉ không vượt quá 1 tháng lương bình quân thực tế căn cứ Luật TNDN (theo Quy chế công ty)
– Tiền thuê nhà trả thay không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế
Nhân viên H có tổng thu nập chịu thuế là 12.000.000 (chưa bao gồm tiền thuê nhà) và công ty hỗ trợ trả thay tiền thuê nhà là 6.000.000
15% Tổng thu nhập chịu thuế = 15% x 12.000.000 = 1.800.000 => Sẽ tính vào thu nhập chịu thuế tối đa là 1.800.000. Số còn lại là 6.000.000 – 1.800.000 = 4.200.000 (Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN)
– Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ (Theo điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
VD: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
– Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt (Thông tư 92/2015/TT-BTC) hay Các khoản bảo hiểm không bắt buộc & không có tích luỹ về phí bảo hiểm không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN (cách tính thuế tncn mới nhất)
2. Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công
Bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ
=> Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm người sử dụng lao động trả tiền lương, tiền công cho người nộp thuế hoặc thời điểm người nộp thuế nhận được thu nhập. Kỳ tính thuế theo năm sẽ áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Công thức tính thuế TNCN mới nhất
2. Cách tính thuế TNCN mới nhất đối với lao động cư trú & hợp đồng dài hạn (3 tháng trở lên)
Công thức tính thuế TNCN lũy tiến
Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản miễn thuế + Các khoản giảm trừ + Các khoản không chịu thuế) |
Ví dụ thực tế cách tính thuế TNCN mới nhất
Bà Hằng làm việc tại Công ty CP Đầu tư & Công nghệ Việt Hưng (hợp đồng lao động dài hạn). Tháng 7/2020 nhận được các khoản thu nhập sau:
– Lương chính theo tháng: 25.000.000 đồng
– Tiền phụ cấp ăn trưa: 650.000 đồng
– Tiền thưởng lương tháng 13 năm 2019: 6.000.000
– Tiền phụ cấp xăng xe: 1.000.000
– Các khoản bảo hiểm phải nộp: 10.000.000 x ( 8% + 1,5% + 1%) = 1.260.000
– Đăng ký phụ thuộc 1 người con
HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH:
A. Thu nhập chịu thuế
– Tổng thu nhập = 15.000.000 + 650.000 + 5.000.000 + 1.000.000 = 32.650.000
– Các khoản được miễn = (phụ cấp ăn trưa) = 650.000
=> Tính thu nhập chịu thuế = 32.650.000 – 650.000 = 32.000.000
B. Các khoản giảm trừ thuế TNCN
– Bản thân: 11.000.000 (theo quy định mới từ 1/7/2020)
– 1 người phụ thuộc: 4.400.000
– Các khoản bảo hiểm: 1.995.000
=> Tổng các khoản giảm trừ: 11.000.000 + 4.400.000 + 1.995.000 = 17.395.000
C. Thu nhập tính thuế TNCN
TNTT = 32.000.000 – 17.395.000 = 14.650.000
Vậy thu nhập của bà Hằng là thuộc BẬC 3 Trên 10 đến 18 triệu đồng/tháng.
CÁCH 1:
CĂN CỨ TÍNH THUẾ TNCN từ bảng Biểu thuế tích luỹ tiến phía trên Mục 2
Thuế tính của bà Hằng sẽ là 14.650.000 như vậy có 3 bậc như sau:
BẬC 1: Thu nhập tính thuế (Đến 5 triệu) x 5% thuế suất = 250.000
BẬC 2: Thu nhập tính thuế (Trên 5 – 10 triệu) x 10% thuế suất = 500.000
BẬC 3: Thu nhập tính thuế (Trên 10 – 18 triệu) x 15% thuế suất = 210.750
Vậy số thuế bà Hằng phải nộp trong tháng 8/2020 là:
250.000 + 500.000 + 210.750 = 960.750
CÁCH 2:
Có TNTT là 14.650.000 căn cứ vào Biểu thuế tích luỹ tiến Bậc 3 (Trên 10 – 18 triệu) ta có công thức tính thuế TNCN rút gọn
Số thuế TNCN phải nộp = (15% x TNTT) – 750.000 = (15% x 14.650.000) – 750.000.000 = 1.447.500
Trường hợp tổ chức chi trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, kê khai thuế TNCN theo quý thì số thuế TNCN của quý được xác định bằng tổng số thuế TNCN của từng tháng (theo biểu lũy tiến từng phần) cộng lại (theo Công văn số 78393/CT-TTHT) không được chia bình quân các tháng ra để tính.
VD tiếp thì theo Quý 3 bà Hằng phải nộp:
– THÁNG 7: Bà Hằng phải nộp 1.447.500
– THÁNG 8: Bà Hằng phải nộp 1.466.750
– THÁNG 9: Bà Hằng phải nộp 986.750
=> Khi kê khai thuế TNCN quý 3/2020, số tiền bà Hằng phải nộp = 1.447.500 + 1.466.750 + 986.750 = 3.901.000.
Công thức cho cuối năm Quyết toán thuế TNCN: Phẩỉ Cộng tổng tất cả lại rồi mới chia cho 12 tháng để tính bình quân như sau:
3. Cách tính thuế TNCN mới nhất đối với lao động cư trú & hợp đồng thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ
Tại khoản i Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
=> Đối với cá nhân cư trú có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký HĐLĐ thì sẽ được tính theo khấu trừ 10%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10% |
Ví dụ thực tế cách tính thuế TNCN
Công ty Kế toán Việt Hưng ký hợp đồng lao động thời vụ với 1 nhân viên Y thời gian là 2 tháng mỗi tháng trả thu nhập là 3.000.000 & phụ cấp tiền ăn 600.000.
Cách tính thuế TNCN phải nộp = (3.000.000 + 600.000) x 10% = 360.000
Nếu có Tổng thu nhập dưới 2 triệu đồng/lần ký hợp đồng (hoặc tháng) thì không phải nộp thuế TNCN
4. Cách tính thuế TNCN mới nhất đối với lao động không cư trú
Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài thì sẽ được tính theo khấu trừ 20%
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20% |
XEM THÊM: Hơn 60 Khoá học kế toán Online 1 kèm 1 đa lĩnh vực
Trên đây là chia sẻ Kế toán Việt Hưng về chi tiết cách tính thuế TNCN mới nhất từ tiền lương tiền công mong rằng sẽ hữu ích với các bạn xem – Tham gia Khoá học kế toán Online ngay hôm nay để nâng trình nghiệp vụ thực tế trong thời gian nhanh 1 cách hiệu quả với thời gian thực hành lên đến 80% cùng giáo viên riêng 1 kèm1.