Cách ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh thực tế

Sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 133 & Thông tư 200. Doanh nghiệp nào cũng phải phát sinh chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, bào viết sau Kế Toán Việt Hưng giúp chúng ta hiểu được các  ghi sổ chi phía sản xuất kinh doanh theo thông tư 133 và thông tư 200.

1. Chi phí sản xuất kinh doanh là gì?

Biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) là Chi phí sản xuất kinh doanh.

Do vậy chỉ được tính là chi chí của kỳ hạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỷ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán.

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh

Có nhiều loại, nhiều khoản chi phí sản xuất kinh doanh, chúng khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dung, vai trò, vị trí… trong quá trình kinh doanh.

Trong công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.Do các mục đích và yêu cầu khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh cũng được phân loại theo những tiêu thức khác nhau, như: Phân theo yếu tố chi phí; phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm; phân theo chức năng của chi phí trong sản xuất kinh doanh; phân theo cách thức kết chuyển chi phí; phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng, công việc, sản phẩm hoàn thành; phân theo quan hệ của chi phí với quá trình sản xuất; phân theo khả năng kiểm soát chi phí…

Mời các bạn tham khảo một số cách phân loại chủ yếu được sử dụng phổ biến trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên góc độ của kế toán tài chính.

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí.

Theo quy định hiện hành ở Việt nam, toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố:

– Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ những giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)

– Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh (loại trừ những giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)

– Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tiền lương và các khoản phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên.

– Yếu tố BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN: Phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương trả cho công nhân viên tính vào chi phí.

– Yếu tố khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

– Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.

– Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố   trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khoản mục chi phí  trong giá thành sản phẩm.

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm 5 khoản mục chi phí  sau:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

– Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương và các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định (BHXH,BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ) trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

– Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ những chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp.

– Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.

– Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan  đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.

2. Cách ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 133 & Thông tư 200

2.1 Cách ghi chi phi sản xuất, kinh doanh theo Thông tư 200

Sổ Chi phí sản xuất kinh doanh mở theo từng đối tượng tập hợp chi phí (Theo phân xưởng, bộ phận sản xuất, theo sản phẩm, nhóm sản phẩm,… dịch vụ hoặc theo từng nội dung chi phí). 

Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ trước ở phần “Số dư cuối kỳ”, từ đó ghi vào dòng “Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 8).

Thứ nhất, phần “Số phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bổ) để ghi vào sổ chi tiết chi phí Sản xuất kinh doanh như sau:

Thứ hai, cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;

Thứ ba, cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

Thứ tư, cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

Thứ năm, cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

Thứ sáu, cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

Thứ bảy,cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của doanh nghiệp.

Thứ tám, phần (dòng) “Số dư cuối kỳ” được xác định như sau:

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh Nợ – Phát sinh Có

2.2 Cách ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 133

Kế toán căn cứ vào sổ chi tiết chi phí Sản xuất kinh doanh kỳ trước – phần “Số dư cuối kỳ”, để ghi vào dòng “Số dư đầu kỳ” ở các cột phù hợp (Cột 1 đến Cột 8).

Thứ nhất, phần “Số phát sinh trong kỳ”: Căn cứ vào chứng từ kế toán (chứng từ gốc, bảng phân bố) để ghi vào sổ chi tiết chi phí SXKD như sau:

Thứ hai, cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ;

Thứ ba, cột B, C: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng để ghi sổ;

Thứ tư, cột D: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

Thứ năm, cột E: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng;

Thứ sáu, cột 1: Ghi tổng số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

Tiếp theo, từ Cột 2 đến Cột 8: Căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi vào các cột phù hợp tương ứng với nội dung chi phí đáp ứng yêu cầu quản lý của từng tài khoản của doanh nghiệp.

Và cuối cùng, phần (dòng) “Số dư cuối kỳ” được xác định như sau:

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh Nợ – Phát sinh Có

Tóm lại, qua bài viết hi vọng bạn đọc đã hiểu được rõ hơnCách ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 133 & Thông tư 200. Hi vọng đã giúp bạn hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Truy cập fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về các nghiệp vụ kế toán phát sinh về thuế cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

cách điều chỉnh tờ khai thuế GTGT
Hỏi – Đáp cách điều chỉnh tờ khai thuế GTGT

Tóm lại, qua bài viết hi vọng bạn đọc đã hiểu được rõ hơn cách ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh theo Thông tư 133 & Thông tư 200 giúp bạn hoàn thành công việc xuất sắc hơn. Truy cập Fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...