Các trường hợp kiểm tra trước – hoàn thuế sau và hoàn thuế trước – kiểm tra sau

Việc hoàn thuế GTGT có bản chất ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo sự ổn định bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời việc hoàn thuế; phải được dựa trên quy định pháp lý của nhà nước trong việc quản lý thuế; đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước; góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính.

Vậy khi nào thì doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra trước – hoàn thuế sau ? Và khi nào thì doanh nghiệp được hoàn thuế trước – kiểm tra sau? Sau đây Lamketoan.vn sẽ cùng các bạn tìm hiểu cụ thể vấn đề này.

cac-truong-hop-kiem-tra-truoc-hoan-thue-sau-va-hoan-thue-truoc-kiem-tra-sau

1. Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước – hoàn thuế sau

Theo khoản 14 điều 2 thông tư 26/2015/TT-BTC; ngày 27/02/2015 quy định: Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế; mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Riêng đối với hồ sơ hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của các hãng vận tải nước ngoài; thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b Khoản 14 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC

  • Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu; trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân. Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; là người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế lần đầu và thuộc đối tượng; trường hợp được hoàn thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế lần đầu; nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định; thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp theo vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu.
  • Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm; kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế.

Xem thêm: Thủ tục hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Xử phạt hành vi gian lận thuế theo quy định

+) Trường hợp người nộp thuế có nhiều lần đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 (hai) năm; nếu trong lần đề nghị hoàn thuế đầu tiên tính; từ sau thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận về thuế; cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi khai sai; dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; (quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; hoặc hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế; và khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế); thì những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo; hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước khi hoàn thuế.

+) Trường hợp phát hiện những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo; người nộp thuế vẫn có hành vi khai sai đối với hồ sơ hoàn thuế; hành vi trốn thuế, gian lận thuế (quy định tại khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Điều 108 Luật Quản lý thuế; và khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế); thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế vẫn thuộc đối tượng kiểm tra trước hoàn theo đúng thời hạn 02 (hai) năm; kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế; gian lận về thuế.

Các trường hợp khác

  • Hàng hóa, dịch vụ trong bộ hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế; không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định; bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua bán trong nội địa và hàng hóa; dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này không áp dụng đối với hồ sơ hoàn thuế GTGT; cụ thể: Trường hợp hàng hóa; dịch vụ trong bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT; không thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật thuế GTGT thì cơ quan thuế; không phải thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trước khi hoàn thuế; và xử lý không hoàn thuế GTGT đối với số thuế GTGT liên quan đến hàng hóa, dịch vụ này.
  • Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản; chuyển đổi hình thức sở hữu; chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước
  • Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế nhưng người nộp thuế không giải trình; bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung lần hai nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng. Quy định này không áp dụng đối với phần hàng hóa; dịch vụ đủ điều kiện và thủ tục hoàn thuế theo quy định.”

cac-truong-hop-kiem-tra-truoc-hoan-thue-sau-va-hoan-thue-truoc-kiem-tra-sau-1

Xem thêm: Đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng

2. Các trường hợp thuộc diện hoàn thuế trước – kiểm tra sau

Theo khoản 14 điều 2 thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 quy định: Việc hoàn thuế trước – kiểm tra sau được thực hiện trong thời hạn 1 (một) năm; kể từ ngày có quyết định hoàn thuế đối với các trường hợp sau:

Kiểm tra sau hoàn trong thời hạn 01 (một) năm

  • Cơ sở kinh doanh kê khai lỗ 02 (hai) năm liên tục liền kề trước năm; có quyết định hoàn thuế hoặc có số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu tính đến năm liền kề trước năm có quyết định hoàn thuế. Số lỗ được xác định theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp; trường hợp có biên bản thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì số lỗ được xác định theo kết luận thanh tra, kiểm tra.
  • Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế từ hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ. Trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề tổng hợp không tách riêng được số thuế được hoàn từ hoạt động kinh doanh bất động sản, thương mại, dịch vụ mà có tỷ lệ doanh thu của hoạt động kinh doanh bất động sản, thương mại, dịch vụ trên tổng doanh thu của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh của kỳ phát sinh số thuế đề nghị hoàn từ trên 50% trở lên thì áp dụng kiểm tra sau hoàn trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế.
  • Cơ sở kinh doanh thay đổi trụ sở từ 02 (hai) lần trở lên trong vòng 12 (mười hai) tháng kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước;
  • Cơ sở kinh doanh có sự thay đổi bất thường về doanh thu tính thuế và số thuế được hoàn trong giai đoạn 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế trở về trước

Kiểm tra sau hoàn trong thời hạn nhiều hơn 01 (một) năm

  • Các hãng vận tải nước ngoài đề nghị hoàn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
  • Đối với trường hợp không thuộc các trường hợp trên thì việc kiểm tra sau hoàn thuế được thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong thời hạn 10 (mười) năm, kể từ ngày có quyết định hoàn thuế

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *