Phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nhằm mục đích giúp các bạn hiểu rõ hơn về quy định đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện cho đúng, sau đây là thông tin về các mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay.
Tham khảo:
Hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương năm 2017
Luật Bảo hiểm xã hội – Luật số 58/2014/QH13
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2017
Cách xây dựng thang bảng lương năm 2017 mới nhất cho doanh nghiệp
1. Tại sao cần đưa ra mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Bảo hiểm xã hội (bhxh) bắt buộc là loại hình bhxh do Nhà nước tổ chức. Mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bởi đây chính là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm. Hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình người tham gia. Đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Chính vì thế, Nhà nước đưa ra những quy định nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Và một trong số đó chính là mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Theo khoản 19 điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP vào ngày 7/10/2015. Có hiệu lực từ ngày 25/11/2015 của Chính phủ. Quy định về mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau:
14Mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 ngàn VNĐ đến 1 triệu VNĐ. Đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, hoặc tham gia không đúng mức quy định.
– Phạt tiền từ 12- 15% tổng số tiền phải đóng bhxh bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với người sử dụng lao động (nhưng không quá 75 triệu VNĐ). Vì vi phạm những hành vi sau đây:
– Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không đúng mức quy định.
– Đóng bhxh không đủ số người thuộc diện tham gia bhxh bắt hội.
– Phát hiện từ 18- 20% tổng số tiền phải đóng bhxh bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với người sử dụng lao động (tối đa không quá 75 triệu VNĐ). Vì không đóng bhxh bắt buộc cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bhxh bắt buộc.
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể bị:
– Truy nộp lại số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đóng, chậm đóng.
– Đóng số tiền lãi của số tiền bhxh bắt buộc chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
3. Một số mức phạt khác liên quan đến vấn đề này.
– Người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật. Hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bhxh bắt buộc sẽ bị phạt mức tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu VNĐ.
– Phạt tiền từ 2 – 3 triệu VNĐ. Đối với người sử dụng lao động. Khi có hành vi không lập hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động, trong thời hạn 30 ngày. Kể từ khi giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng.
– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu VNĐ đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội bắt buộc để trục lợi. Trường hợp này được tiến hành khi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bhxh giả mạo.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội mà các bạn nên biết. Nếu muốn tìm hiểu cách chi tiết hơn thì hãy đến với Kế toán Việt Hưng ngay bây giờ để được học một cách bài bản hơn về vấn đề này nhé.