[LƯU Ý] Phạt tới 50 triệu đồng khi gặp sai sót trong kế toán

Sai sót trong kế toán | Trong quá trình làm nghề không tránh khỏi những sai sót dễ mắc phải, vậy nên nhà kế cần nắm vững các lỗi sai nào có thể sửa đổi được chỉ dừng ở mức cảnh cáo & đâu là những lỗi vi phạm sẽ bị xử phạt theo Nghị định số 41/2018/NĐ-CP Chính phủ ban hành – cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết qua bào viết sau đây.

sai sót trong kế toán
Phạt tới 50 triệu đồng khi gặp sai sót trong kế toán

1. 4 Nghiệp vụ cơ bản gặp sai sót trong kế toán

NGHIỆP VỤ KẾ TOÁNMỨC TIỀN PHẠTHÀNH VI VI PHẠMBIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT KẾ TOÁN10 triệu -> 20 triệu

a) Áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số trong kế toán

b) Áp dụng sai quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán

c) Áp dụng sai quy định về kỳ kế toán

d) Áp dụng sai chế độ kế toán mà đơn vị thuộc đối tượng áp dụng

 
20 triệu -> 30 triệuTổ chức thực hiện hành vi ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, chế độ kế toán không đúng thẩm quyền 
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN3 triệu -> 5 triệu

a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán

c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu

d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn

đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên

Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định điểm a
5 triệu -> 10 triệu

a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định

b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán

c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu

d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn

đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên

 
20 triệu -> 30 triệu

a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh

e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán

Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a

 

Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d

 

Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN5 triệu -> 10 triệu

a) Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán

b) Thực hiện sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán thuộc nội dung phải được Bộ Tài chính chấp thuận mà chưa được chấp thuận

 
10 triệu -> 20 triệukhông thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận 
SỔ SÁCH KẾ TOÁN1 triệu -> 2 triệu

a) Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy

b) Sổ kế toán không ghi bằng bút mực (trừ trường hợp đơn vị lựa chọn ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử), ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp

c) Không đóng thành quyển sổ riêng cho từng kỳ kế toán hoặc không có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo quy định sau khi in ra giấy (trừ các loại sổ không bắt buộc phải in theo quy định đối với trường hợp đơn vị lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử)

d) Mẫu sổ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định

 
3 triệu -> 5 triệu

a) Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định

b) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định

c) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định

Buộc bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của sổ kế toán quy định tại điểm a
5 triệu -> 10 triệu

a) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán

b) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán

c) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ

d) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán

  • Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin số liệu trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán quy định tại điểm b
  • Buộc sửa chữa sổ kế toán cho khớp đúng với thực tế trong trường hợp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề quy định tại điểm c
20 triệu -> 30 triệu

a) Hủy bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán

b) Để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

  • Buộc khôi phục lại sổ kế toán đối với các vi phạm quy định tại điểm a
  • Buộc bổ sung vào sổ kế toán đối với các hành vi để ngoài sổ kế toán tài sản, nợ phải trả của đơn vị hoặc có liên quan đến đơn vị vi phạm quy định tại điểm b
KIỂM KÊ TÀI SẢN1 triệu -> 2 triệu

a) Không lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê hoặc báo cáo kết quả kiểm kê không có đầy đủ chữ ký theo quy định

b) Không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán

 
3 triệu -> 5 triệuKhông thực hiện kiểm kê tài sản theo quy định 

 2. Làm báo cáo tài chính gặp sai sót trong kế toán

NGHIỆP VỤ KẾ TOÁNMỨC TIỀN PHẠTHÀNH VI VI PHẠMBIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH5 triệu -> 10 triệu

a) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định

b) Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán

 
10 triệu -> 20 triệu

a) Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định

b) Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận

 
20 triệu -> 30 triệu

a) Không lập báo cáo tài chính theo quy định

b) Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán

c) Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán

Buộc lập và trình bày báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đối với hành vi vi phạm quy định
40 triệu -> 50 triệu

a) Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

c) Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

Buộc tiêu hủy báo cáo tài chính bị giả mạo, khai man đối với hành vi vi phạm quy định
NỘP VÀ CÔNG KHAI BÁO CÁO TÀI CHÍNH5 triệu -> 10 triệu

a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định

b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định

 
10 triệu -> 20 triệu

a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định

b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính

c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định

d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính

đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định

Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d
20 triệu -> 30 triệu

a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật

b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán

 
40 triệu -> 50 triệu

a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền

b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định

 

 3. Bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán

MỨC TIỀN PHẠTHÀNH VI VI PHẠM
Phạt cảnh cáo

a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm từ 12 tháng trở lên so với thời hạn quy định

b) Không sắp xếp tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ theo trình tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm

5 triệu -> 10 triệu

a) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định

b) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ

c) Sử dụng tài liệu kế toán trong thời hạn lưu trữ không đúng quy định

d) Không thực hiện việc tổ chức kiểm kê, phân loại, phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị hủy hoại

10 triệu -> 20 triệu

a) Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

b) Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định khi thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán

 4. Sao chụp, niêm phong tài liệu kế toán

Mức phạt tiền: Từ 3 triệu -> 5 triệu

– Không thành lập Hội đồng và không lập “Biên bản để xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được” theo quy định

– Tài liệu kế toán sao chụp không có đầy đủ chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định

– Tạm giữ, tịch thu hoặc niêm phong tài liệu kế toán không đúng thẩm quyền quy định

– Không cung cấp tài liệu kế toán cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tạm giữ, tịch thu, niêm phong

XEM THÊM: Hơn 60 Khoá học kế toán Online Đa ngành nghề 1 Kèm 1

Trên đây là 24 mức phạt hành chính khác nhau phạt tới 50 triệu đồng khi gặp sai sót trong kế toán 1 trong các hành vi theo quy định tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP – Tham gia ngay Khoá học kế toán kinh nghiệm với những bí kíp tránh gặp lỗi sai dẫn tới bị phạt nhiều tiền trong công tác nghiệp vụ nghề không thành thạo hoặc bị quên chỉ với 48H học với giáo viên riêng kinh nghiệm KHÔNG HIỆU QUẢ HOÀN PHÍ. 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận