Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN

Các tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN hiện nay

tieu-chuan-nhan-biet-tai-san-co-dinh-huu-hinh-trong-don-vi-hcsn

1. Khái niệm TSCĐ trong đơn vị HCSN

Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.

Xem thêm: Các nghiệp vụ kế toán đầu tư xây dựng cơ bản trong đơn vị HCSN

2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định

TSCĐ sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị HCSN có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được quy định như trong các doanh nghiệp.

Theo quy định hiện hành, những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên một năm được quy định là tài sản cố định đặc thù, cụ thể như sau:

– Máy móc thiết bị văn phòng: Máy vi tính, máy in, máy chiếu, máy photocopy, máy đun nước, điều hoà không khí, thiết bị nghe nghìn,  bộ bàn ghế, tủ, ….

– Thiết bị, dụng cụ quản lý: Bàn, ghế, tủ, giá đựng tài liệu…

– Phương tiện vận tải, truyền dẫn: hệ thống dây điện thoại, phương tiện truyền dẫn điện…

– Súc vật làm việc, súc vật nuôi phục vụ nghiên cứu hoặc lấy sản phẩm, cây lâu năm, vườn cây cảnh, cây ăn quả, hòn non bộ….

Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ (như thủy tinh, gốm, sành, sứ…) phục vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được quy định là tài sản cố định đặc thù.

Tài sản không thể đánh giá được giá trị thực nhưng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ vềhiện vật như: các cổ vật; hiện vật trưng bày trong bảo tàng; lăng tẩm; di tích lịch sử được xếp hạng.v.v. được quy định là tài sản cố định đặc biệt. Nguyên giá tài sản cố định đặc biệt được xác định theo giá quy ước theo quy định hiện hành.

3. Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị có các đặc điểm sau:

 – TSCĐ tham gia vào nhiều năm hoạt động sự nghiệp, cũng như vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà không thay đổi hình thái vật chất ban đầu.

 – Trong quá trình tham gia vào các hoạt động TSCĐ bị hao mòn làm cho giá trị và giá trị sử dụng giảm dần, giá trị hao mòn của TSCĐ được ghi giảm nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ hoặc được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh (đối với đơn vị HCSN có tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ).

4. Phân loại TSCĐ

Tài sản cố định hữu hình là TSCĐ có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định. TSCĐ hữu hình bao gồm:

– Loại 1: Nhà, gồm:

Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác.

– Loại 2: Vật kiến trúc, gồm:

Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác.

– Loại 3: Phương tiện vận tải, gồm:

+ Phương tiện vận tải đường bộ (xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện vận tải đường bộ khác);

+ Phương tiện vận tải đường thủy, gồm: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác.

+ Phương tiện vận tải đường không (máy bay);

+ Phương tiện vận tải đường sắt;

+ Phương tiện vận tải khác.

– Loại 4: Máy móc, thiết bị văn phòng, gồm:

Máy vi tính để bàn; máy vi tính xách tay; máy in các loại; máy chiếu các loại; máy fax; máy hủy tài liệu; máy Photocopy; thiết bị lọc nước các loại; máy hút ẩm, hút bụi các loại; ti vi, đầu Video, các loại đầu thu phát tín hiệu kỹ thuật số khác; máy ghi âm; máy ảnh; thiết bị âm thanh các loại; tổng đài điện thoại, điện thoại cố định, máy bộ đàm, điện thoại di động; thiết bị thông tin liên lạc khác; tủ lạnh, máy làm mát; máy giặt; máy điều hòa không khí; máy bơm nước; két sắt các loại; bộ bàn ghế ngồi làm việc; bộ bàn ghế tiếp khách; bàn ghế phòng họp, hội trường, lớp học; tủ, giá kệ đựng tài liệu hoặc trưng bày hiện vật; thiết bị mạng, truyền thông; thiết bị điện văn phòng các loại; thiết bị điện tử phục vụ quản lý, lưu trữ dữ liệu; các loại thiết bị văn phòng khác.

– Loại 5: Thiết bị truyền dẫn, gồm:

Phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiện truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.

– Loại 6: Máy móc, thiết bị động lực.

– Loại 7: Máy móc, thiết bị chuyên dùng.

– Loại 8: Thiết bị đo lường, thí nghiệm.

– Loại 9: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

– Loại 10: Tài sản cố định hữu hình khác.

Kết luận:

Trên đây là những chia sẻ của Việt Hưng về: Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình trong đơn vị HCSN. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc. Bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết. Để nhận được câu trả lời nhanh nhất.

Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về HCSN. Bạn vui lòng tham khảo CÁC KHOÁ HỌC THỰC HÀNH HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP tại Việt Hưng

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lý Mỹ Tiên
Lý Mỹ Tiên

Đơn vị của em được giao dự toán mua tài sản theo gói thầu, add cho em hỏi: nếu thực hiện gói thầu thì những tài sản không đủ điều kiện trở thành TSCĐ nhưng nằm trong gói thầu được giao dự toán có được xem là TSCĐ không? hay là CCDC?. Bên cạnh đó, đơn vị của em có nguồn thu, đơn vị sử dụng nguồn thu để mua sắm tài sản (cũng thực hiện theo gói thầu), thì tài sản trong gói thầu phân loại như thế nào?