Tiêu chí xác định TSCĐ vô hình trong đơn vị HCSN

Các tiêu chí xác định TSCĐ vô hình trong đơn vị HCSN hiện nay

Tiêu chí xác định TSCĐ vô hình trong đơn vị HCSN

1. Khái niệm và phân loại TSCĐ vô hình trong đơn vị HCSN

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản như: Quyền sử dụng đất; phần mềm ứng dụng; quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ, thỏa mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn của TSCĐ. Bao gồm:

– Loại 1: Quyền sử dụng đất.

– Loại 2: Quyền tác giả.

– Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

– Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

– Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

– Loại 6: Tài sản cố định vô hình khác.

Xem thêm:

Phương pháp kế toán vật liệu, dụng cụ trong đơn vị HCSN theo thông tư 107

2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản, bao gồm:

a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm;

b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng;

c) Tài sản cố định được điều chuyển đến;

d) Tài sản cố định được tặng cho;

đ) Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

3. Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình

3.1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất

– Đối với đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất thuê đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đất thì nguyên giá được xác định là tiền sử dụng đất đã nộp để được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc số tiền thuê đất đã trả cho cả thời gian thuê đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

– Đối với đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì nguyên giá được xác định theo quy định của Chính phủ về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cộng (+) các khoản thuế, phí, lệ phí (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

3.2. Nguyên giá của tài sản cố định vô hình

Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

c) Nguyên giá tài sản cố định vô hình (phần mềm ứng dụng) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được phần mềm ứng dụng.

d) Nguyên giá tài sản cố định vô hình khác là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó.

Trên đây là những chia sẻ của Việt Hưng về Tiêu chí xác định TSCĐ vô hình trong đơn vị HCSN. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc. Các bạn vui lòng để lại bình luận ở phía dưới bài viết. Để có thể nhận được phản hồi nhanh nhất ạ.

Bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Hành chính sự nghiệp. Bạn tham khảo thêm CÁC KHOÁ HỌC THỰC HÀNH KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP tại Việt Hưng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *