Phương pháp kế toán vật liệu, dụng cụ trong đơn vị HCSN theo thông tư 107

Kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ trong đơn vị HCSN

Phục vụ cho hạch toán chi tiết vật liệu, dụng cụ kế toán phải mở sổ danh điểm vật tư trong đó quy định cho mỗi thứ vật tư một danh điểm. Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ theo dõi số hiện có và tình hình biến động của từng danh điểm vật tư cả về mặt số lượng và giá trị. Hiện nay các đơn vị HCSN đang thực hiện kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ theo phương pháp thẻ song song.

Xem thêm:

Tiêu chí xác định TSCĐ vô hình trong đơn vị HCSN

Phương pháp kế toán vật liệu, dụng cụ trong đơn vị HCSN theo thông tư 107

Kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ theo phương pháp thẻ song song được tiến hành đồng thời ở kho và ở phòng kế toán. Ở kho phải mở “thẻ kho” để ghi chép về mặt số lượng, phòng kế toán phải mở “sổ chi tiết” tương ứng với thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và giá trị, cụ thể như sau:

1. Tại kho:

1.1. Việc ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho do thủ kho tiến hành trên thẻ kho và chỉ ghi chỉ tiêu số lượng.

– Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất, thủ kho kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, tiến hành nhập, xuất vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi số lượng nhập xuất thực tế vào chứng từ. Thủ kho và người giao hàng, hoặc nhận hàng cùng ký vào chứng từ.

– Hàng ngày, căn cứ các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho đã thực sự nhập, xuất thủ kho  ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào các  thẻ kho có liên quan, mỗi chứng từ ghi một dòng và cuối mỗi ngày  tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho.

– Hàng ngày hoặc định kỳ 3 đến 5 ngày sau khi đối chiếu số tồn kho ghi trên thẻ kho với số liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và hiện vật luôn khớp nhau thủ kho sắp xếp chứng từ theo thứ tự thời gian, phân loại và chuyển chứng từ cho phòng kế toán. Khi giao nhận chứng từ, kế toán và thủ kho cùng phải ký vào sổ giao nhận chứng từ.

1.2. Mẫu số: S21-H

Đơn vị: …………………..

Mã QHNS: ………………

Mẫu số: S21-H
(Ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính)

SỔ KHO

(Hoặc Thẻ kho)

Ngày lập thẻ: ……………..                 Số tờ:…………

– Tên vật liệu, dụng cụ: ………………………….. Đơn vị tính: ………………………………….

– Quy cách, phẩm chất: …………………………. Mã số: ………………………………………..

Ngày, tháng ghi sổChứng từDiễn giảiNgày nhập, xuấtSố lượngGhi chú (ký xác nhận của kế toán)
Ngày, thángSố hiệu chứng từ
NhậpXuấtNhậpXuấtTồn
ABCDEF123G
Tồn đầu năm
Cộng cuối năm
Số lũy kếXx

– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …

– Ngày mở sổ: ……………………………………………

NGƯỜI LẬP SỔ
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
Ngày … tháng… năm….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

2. Tại phòng kế toán:

Kế toán sử dụng thẻ chi tiết vật liệu (hoặc sổ chi tiết vật liệu) để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, dụng cụ  cả về số lượng và giá trị.

– Hàng ngày hoặc định kỳ 3 đến 5 ngày một lần khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho do thủ kho chuyển đến, kế toán tiến hành kiểm tra chứng từ, tính toán và ghi số tiền vào chứng từ, căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào “sổ chi tiết vật liệu, CCDC” có liên quan cả số lượng và giá trị.

Trên đây là những chia sẻ của Kế toán Việt Hưng về Phương pháp kế toán vật liệu, dụng cụ trong đơn vị HCSN theo thông tư 107. Nếu còn bất cứ vấ đề gì thắc mắc. Các bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết. Để nhận được câu trả lời nhanh nhất ạ.

Ngoài ra để hiểu sâu và làm tốt. Các bạn tham khảo các KHOÁ HỌC HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP THỰC HÀNH tại trung tâm nhé.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...