05 lưu ý bổ sung tờ khai điều chỉnh thuế GTGT (Thông tư 80)

Tờ khai điều chỉnh thuế GTGT | Việc kế toán kê khai sai, kê khai thiếu, bỏ sót hóa đơn, ghi sai hóa đơn nhầm lẫn giữa các chỉ tiêu là phát sinh thường gặp & theo luật thuế được phép kê khai bổ sung điều chỉnh ngay cả khi đang thực hiện quyết toán – cùng Trung Tâm Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu các trường hợp cần lưu ý bổ sung tờ khai điều chỉnh thuế GTGT theo Thông tư 80 /2021/TT-BTC qua bài viết dưới đây.

1. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?

Trước khi đi sâu tìm hiểu về những lưu ý cách bổ sung tờ khai thuế GTGT, hãy cùng chúng tôi nhìn tổng quan về Thuế GTGT. Cụ thể như sau:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT (Value Added Tax). Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954.

Hiện nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế GTGT.

Căn cứ theo Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

tờ khai điều chỉnh thuế gtgt 3
Mẫu giải trình khai bổ sung điều chỉnh

2. Cách điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế GTGT

TRƯỜNG HỢP 1: Kê khai bổ sung tờ khai điều chỉnh thuế GTGT nhưng không làm thay đổi số thuế VAT phải nộp, được khấu trừ

Theo điểm c khoản 5 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

“Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế không làm thay đổi tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ, tiền thuế đề nghị hoàn thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS”

Vậy trong trường hợp có những sai sót trên tờ khai thuế VAT nhưng không làm thay đổi số tiền VAT phải nộp, được khấu trừ, thì người nộp thuế chỉ cần làm tờ khai bổ sung + gửi tài liệu giải thích sai sót mà không phải lập bản giải trình 01/KHBS.

TRƯỜNG HỢP 2: Kê khai bổ sung tờ khai điều chỉnh thuế GTGT nhưng làm thay đổi số thuế VAT phải nộp

– Doanh nghiệp bỏ sót kê khai hóa đơn đầu vào

Trường hợp này, doanh nghiệp không thực hiện làm tờ khai điều chỉnh thuế GTGT của kỳ bị sót mà thực hiện kê khai hóa đơn đầu vào bỏ sót đó vào kỳ phát hiện. Doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bỏ sót kê khai hóa đơn đầu ra

Trường hợp doanh nghiệp bỏ sót kê khai hóa đơn đầu ra thì phải làm tờ khai bổ sung, thực hiện kê khai vào đúng kỳ phát sinh đầu ra.

Doanh nghiệp ghi nhầm thông tin trên tờ khai làm ảnh hưởng đến số thuế VAT phải nộp, được khấu trừ

Nguyên tắc khai bổ sung: Sai Đâu – Sửa Đấy, tức là sai sót ở kỳ kê khai nào thì vào tờ khai của kỳ kê khai đó làm tờ khai bổ sung để sửa lại lỗi sai.

LƯU Ý: Khi thực hiện tờ khai điều chỉnh thuế GTGT

  • Khi phát hiện tờ khai thuế đã nộp cho CQT có sai sót (không phân biệt nguyên nhân gì) DN đều có quyền kê khai bổ sung để điều chỉnh lỗi sai sót đó. Khi kê khai bổ sung, DN cần lưu ý những nội dung căn cứ theo Thông tư 80/2021/TT-BTC:

  • Khi kê khai lại (khai bổ sung) thì phải chọn vào ô khai bổ sung, không phân biệt thời điểm khai lại là thời gian nào.

  • Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung mẫu số 01-1/KHBS và Hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, không phải nộp Tờ khai bổ sung mẫu số 01/KHBS.

3. 05 trường hợp – cách xử lý kết quả tờ khai điều chỉnh thuế GTGT

3.1 Khai bổ sung chỉ làm tăng thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai thì nộp số chênh lệch tăng thêm vào NSNN và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định.

VÍ DỤ 1:

Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp là 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 1.200.000đ thì phải nộp số chênh lệch tăng thêm vào NSNN là 200.000đ và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định từ 1/5/2022 đến ngày khai bổ sung là 63 ngày (giả định ngày kê khai bổ sung cũng là ngày nộp vào ngân sách)

3.2 Khai bổ sung chỉ làm giảm thuế phải nộp tại kỳ kê khai sai, nếu đã nộp theo số sai thì xem như nộp thừa, và được bù trừ với số phát sinh của kỳ hiện tai.

VÍ DỤ 2:

Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp là 1.000.000đ và đơn vị đã nộp vào ngân sách. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 700.000đ thì xem như nộp thừa quý 1/2022 là 300.000đ và sẽ được bù trừ với số phát sinh phải nộp của quý 2/2022.

3.3 Chỉ làm tăng thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng đó vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế hiện tại.

XEM THÊM:

Thủ tục hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Cách kết chuyển thuế giá trị gia tăng hàng tháng

Thuế suất thuế giá trị gia tăng và cách áp dụng

VÍ DỤ 3:

Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ của quý 1/2022 là 1.200.000đ thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch tăng 200.000đ vào chỉ tiêu 38 của kỳ khai thuế quý 2/2022.

3.4 Chỉ làm giảm thuế còn được khấu trừ tại kỳ kê khai sai, nếu đơn vị chưa đề nghị hoàn thuế số chênh lệch này thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm này vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại. Nếu đơn vị đã được hoàn thuế thì đơn vị phải nộp lại số hoàn sai đó cùng với tiền chậm nộp theo quy định.

VÍ DỤ 4:

Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai bổ sung quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ của quý 1/2022 là 700.000đ thì kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm 300.000đ vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế quý 2/2022.

3.5 Vừa làm giảm thuế còn được khấu trừ, vừa làm tăng số phải nộp tại kỳ kê khai sai thì: Nộp số chênh lệch tăng thêm và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định, đồng thời kê khai điều chỉnh số chênh lệch giảm đó vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế hiện tại.

VÍ DỤ 5:

Tờ khai thuế GTGT quý 1/2022 phát sinh thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (tại chỉ tiêu 43) 1.000.000đ. Sang quý 2/2022 (giả định ngày kê khai quý 2 là 03/7), đơn vị kê khai quý 1/2022 phát sinh thuế phải nộp của quý 1/2022 là 200.000đ thì phải nộp số thuế phát sinh vào NSNN là 200.000đ và tiền chậm nộp phát sinh theo quy định. Đồng thời kê khai điều chỉnh giảm số thuế còn được khấu trừ 1.000.000đ vào chỉ tiêu 37 của kỳ khai thuế quý 2/2022.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ liên quan tờ khai điều chỉnh thuế GTGT cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

 tờ khai điều chỉnh thuế gtgt 2
Hỏi đáp tờ khai điều chỉnh thuế GTGT

Trên đấy Kế Toán Việt Hưng đã chia sẻ các trường hợp bổ sung tờ khai điều chỉnh thuế GTGT mong rằng sẽ hưu ích cho các bạn xem. Truy cập fanpage của chúng tôi để nhận những chia sẻ về nghiệp vụ kế toán nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...