Căn cứ khoản 4 điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014: “Các cơ sở có hoạt động mua bán, chế tác VBĐQ cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác đều phải tuân thủ theo luật thuế nói chung. Nhưng do đặc thù của loại hình kinh doanh này nên luật thuế cũng có những quy định riêng trong cách tính thuế.”
Lamketoan.vn giới thiệu với các bạn phương pháp tính thuế GTGT như sau
1. Khái niệm:
Vàng, bạc, đá quý (VBĐQ) là loại hàng hóa đặc biệt, vừa là hàng hóa, vừa là phương tiện thanh toán
2. Phương pháp tính thuế GTGT
Hoạt động mua bán, chế tác VBĐQ thường là các giao dịch nhỏ lẻ, không có đủ hóa đơn, chứng từ đầu vào, nên rất khó kiểm soát giá . Nên Luật thuế đã quy định Cơ sở có hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT theo đúng với bản chất của thuế GTGT.
Xem thêm: Kế toán trong doanh nghiệp vàng bạc, đá quý
3. Công thức tính thuế GTGT
Số thuế GTGT phải nộp | = | Giá trị gia tăng | x | Thuế suất thuế GTGT |
Trong đó:
– Thuế suất thuế GTGT cho hoạt động mua, bán, chế tác VBĐQ là: 10%
– Giá trị gia tăng của VBĐQ
Giá trị gia tăng của VBĐQ | = | Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứng | – | Giá thanh toán của VBĐQ mua vào tương ứng |
– Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứng là: giá thực tế bán ra ghi trên hóa đơn VBĐQ bao gồm:
+ Tiền công chế tác (nếu có)
+ Thuế GTGT
+ Các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng
– Giá thanh toán của VBĐQ bán ra tương ứng là: giá trị VBĐQ mua vào hoặc
nhập khẩu đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác VBĐQ bán ra tương ứng
Ví dụ 1:
Doanh nghiệp X kinh doanh VBĐQ, trong tháng 2/2018, công ty mua một cây vàng SJC với giá 36.500.000 đồng. Tháng 3/2018, công ty bán ra với giá 36.900.000 đồng
Thuế GTGT phải nộp là: (36.900.000 – 36.500.000) x 10% = 40.000 đồng
4. Cách bù trừ GTGT của cơ sở có hoạt động mua bán, chế tác VBĐQ
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau”.
Ví dụ 2:
Công ty VBĐQ An Thái, theo tờ khai quý 3/2017 GTGT âm là 200.000.000 đồng. Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra quý 4/2017 là: 820.000.000 đồng, giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng là 650.000.000 đồng
+ Tờ khai quý 3/2017
+ Tờ khai quý 4/2017: GTGT âm 200.000.000 đồng của quý 3/2017 được chuyển sang chỉ tiêu [21] của quý 4/2017. Ta có tờ khai quý 4/2017 như sau
Ta thấy Tại tờ khai quý 4/2017 còn GTGT âm là: 30.000.000 đồng. Giá trị này sẽ không được chuyển sang tờ khai Quý 1/2018. Tại chỉ tiêu [21] của quý 4/2018 là 0 đồng
Mình vừa làm doanh nghiệp kinh doanh chế tác vàng bạc
trong phần hóa đơn xuất bán cho khách hàng có phần tiền công . Thì phần tiền công này hạch toán và tính thuế như thế nào , mình đang rối vấn đề này . Mong Kế toán việt hưng giải đáp cho mình rõ hơn để làm cho đúng theo quy định luật thuế ah .
Trân trọng cảm ơn
Trong trường hợp bạn kinh doanh chế tác vàng bạc và trong hóa đơn xuất bán có phần tiền công, việc hạch toán và tính thuế phần tiền công được xử lý như sau:
1. Hạch toán tiền công:
Khi bạn xuất hóa đơn bán hàng cho khách, tiền công chế tác sẽ được hạch toán như doanh thu từ dịch vụ. Cụ thể:
Ghi nhận doanh thu tiền công:
Nợ TK 111, 112
Có TK 511
Có TK 3331
2. Thuế GTGT đối với tiền công chế tác:
Phần tiền công chế tác vàng bạc cũng phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Bạn cần phân biệt hai trường hợp:
– Nếu doanh nghiệp bạn sử dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Tiền công chế tác sẽ chịu thuế GTGT với mức thuế suất phổ thông hiện hành là 10%. Do đó, trên hóa đơn bạn sẽ ghi rõ tiền công và thuế GTGT tương ứng.
– Nếu doanh nghiệp bạn sử dụng phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT sẽ được tính trên tỷ lệ phần trăm doanh thu tính thuế (tỷ lệ này sẽ tùy thuộc vào quy định hiện hành, thường là 2% đối với hoạt động dịch vụ).
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
Phần tiền công chế tác sẽ được tính là doanh thu cung cấp dịch vụ và sẽ chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo mức thuế suất hiện hành (thông thường là 20%).
Công thức tính TNDN:
Thu nhập tính thuế = Doanh thu – Chi phí hợp lý – Các khoản giảm trừ (nếu có)
Sau đó, bạn áp dụng mức thuế suất TNDN để tính số thuế phải nộp.
4. Lưu ý hạch toán chi phí liên quan:
Các chi phí liên quan đến chế tác như nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao máy móc, chi phí điện, nước,… cần được hạch toán vào TK 621, 622, 627 (Chi phí sản xuất) hoặc TK 154 (Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) nếu bạn tính giá thành sản phẩm.
Sau đó, khi hoàn thành sản phẩm, bạn kết chuyển chi phí vào TK 632 (Giá vốn hàng bán).
KL:
– Tiền công chế tác trong hóa đơn được ghi nhận là doanh thu dịch vụ.
– Phần doanh thu này sẽ chịu thuế GTGT (nếu áp dụng phương pháp khấu trừ thì là 10%).
– Ngoài ra, tiền công chế tác cũng sẽ được tính thuế thu nhập doanh nghiệp khi xác định thu nhập chịu thuế.