Thủ tục đưa tài sản cá nhân vào công ty theo TT 133 và 200

Thủ tục đưa tài sản cá nhân vào công ty theo Thông tư 133 và Thông tư 200, cụ thể là thủ tục đưa TSCĐ của giám đốc vào công ty như thế nào? Bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn xử lý vấn đề này nhanh chóng chính xác hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nào!

Thủ tục đưa tài sản cá nhân vào công ty

1. Đối với Doanh nghiệp tư nhân:

Theo Mục 2 điều 36 luật doanh nghiệp 2014 về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn có quy định:

Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp

Do vậy đối với trường hợp giám đốc của doanh nghiệp tư nhân muốn đưa TSCĐ cá nhân của mình vào công ty để sử dụng thì không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp tư nhân cần làm văn bản thỏa thuận đưa TSCĐ vào doanh nghiệp tư nhân để sử dụng: Ghi rõ loại tài sản, số lượng, giá trị còn lại của tài sản và ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán để có thể quản lý chặt hơn số vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân. 

2. Đối với công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần:

2.1 Trường hợp chuyển nhượng TSCĐ cho công ty:

Để mua lại TSCĐ của giám đốc thì cần thông qua hội đồng quản trị công ty đồng ý, sau đó tiến hành định giá TSCĐ và làm thủ tục đưa tài sản cá nhân vào công ty – chuyển quyền sở hữu sang tên công ty (đối với TSCĐ có đứng tên quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng)

* Bộ hồ sơ đi kèm gồm có:

– Bảng kê mua vào không có hoá đơn theo mẫu 01/TNDN (TT78/2014-BTC của bộ tài chính)

Hợp đồng mua bán xe (công chứng)

– Biên bản giao nhận tài sản

– Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng, sở hữu

– Căn cước công dân của giám đốc

– Chứng từ thanh toán 

– Biên bản định giá TSCĐ của HĐTV hoặc do tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá

Quy định về việc đưa TSCĐ cá nhân vào doanh nghiệp
Quy định về việc đưa TSCĐ cá nhân vào doanh nghiệp

* Cách hạch toán khi mua TSCĐ đã qua sử dụng cho công ty: 

– Theo thông tư 133/2016/TT-BTC:

+ Chi thanh toán tiền mua TSCĐ:

Nợ TK 2111: TSCĐ hữu hình (Giá thoả thuận)

Nợ TK 2113: TSCĐ Vô hình (Giá thoả thuận)

        Có TK 111, 112: Tiền mặt, Tiền ngân hàng (Số tiền thanh toán)

+ Chi thanh toán lệ phí trước bạ:

Nợ TK 3339: Thuế, phí trước bạ

       Có TK 111,112: Tiền mặt, Tiền ngân hàng (Số tiền thanh toán)

+ Kết chuyển phí trước bạ sang TSCĐ:

Nợ TK 2111: TSCĐ hữu hình 

Nợ TK 2113: TSCĐ Vô hình 

       Có TK 3339: Thuế, phí trước bạ

– Theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

+ Chi thanh toán tiền mua TSCĐ:

Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (Giá thỏa thuận)

Nợ TK 213: TSCĐ Vô hình (Giá thỏa thuận)

       Có TK 111, 112: Tiền mặt, Tiền ngân hàng (Số tiền thanh toán)

+ Chi thanh toán lệ phí trước bạ:

Nợ TK 3339: Thuế, phí trước bạ

       Có TK 111,112: Tiền mặt, Tiền ngân hàng (Số tiền thanh toán)

+ Kết chuyển phí trước bạ sang TSCĐ:

Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình 

Nợ TK 213: TSCĐ Vô hình 

       Có TK 3339: Thuế, phí trước bạ

Ví dụ: Công ty TNHH A mua 1 chiếc xe ô tô honda CRV của giám đốc đã qua sử dụng để phục vụ cho việc chở quản lý đi công tác hàng ngày. Giá trị thị trường chiếc xe là: 1.300.000.000, giá trị  giám đốc bán cho công ty (giá thoả thuận): 650.000.000. Công ty chi trả tiền xe cho giám đốc và tiền lệ phí trước bạ bằng tiền gửi ngân hàng. Biết công ty TNHH A hạch toán theo TT200/2014/TT-BTC.

– Ta có: Lệ phí trước bạ: 650.000.000 * 12% = 78.000.000 VNĐ

+ Khi thanh toán tiền mua xe: 

Nợ TK 211: 650.000.000 VNĐ

       Có TK 112: 650.000.000 VNĐ

+ Thanh toán lệ phí trước bạ:

Nợ TK 3339: 78.000.000 VNĐ

       Có TK 112: 78.000.000 VNĐ

+ Kết chuyển phí trước bạ sang TSCĐ:

Nợ TK 211: 78.000.000 VNĐ

       Có TK 3339: 78.000.000 VNĐ

* Nguyên giá TSCD: 650.000.000 + 78.000.000 = 728.000.000 VNĐ

Trường hợp chuyển nhượng TSCĐ cho công ty
Trường hợp chuyển nhượng TSCĐ cho công ty

– Hàng tháng công ty trích khấu hao xe ô tô trên và hạch toán chi phí khấu hao hàng tháng:

+ Thời gian khấu hao của xe ô tô CRV mới từ 6-10 năm, công ty chọn thời gian khấu hao 8 năm. Như vậy thời gian trích khấu hao của xe ô tô cũ mua lại từ giám đốc là:

(Giá mua thực tế/Giá thị trường xe ô tô cùng loại )* 8 năm = (650.000.000/1.300.000)*8 năm = 4 năm

+ Thời gian trích khấu hao hàng tháng = (Nguyên giá/Thời gian trích khấu hao)/12

 =(728.000.000/4)/12 = 15.166.667 (triệu đồng)/Tháng

+ Kế toán hạch toán chi phí khấu hao hàng tháng: 

Nợ TK 642: 15.166.667 VNĐ

       Có TK 214: 15.166.667 VNĐ

2.2 Trường hợp góp vốn vào công ty:

Theo Mục 1 và 3 điều 25 luật doanh nghiệp 2014 về chuyển quyền tài sản góp vốn có quy định: 

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.”

Như vậy, căn cứ theo điều luật trên, đối với Tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì giám đốc cần phải làm thủ tục đưa tài sản cá nhân vào công ty, tức chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp, Tài sản có giá trị trên 20 triệu đồng thì cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để được làm chi phí hợp lệ. 

* Trường hợp góp vốn là TSCĐ mới mua chưa sử dụng thì giá trị góp vốn được xác định bằng giá ghi trên hoá đơn, khi đó công ty sẽ được khấu trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn. 

Lưu ý về thủ tục đưa tài sản cá nhân vào công ty
Lưu ý về thủ tục đưa tài sản cá nhân vào công ty

* Bộ hồ sơ đi kèm gồm có:

– Hóa đơn GTGT mua TSCĐ

– Biên bản chứng nhận góp vốn

– Biên bản giao nhận tài sản

– Biên bản chấp thuận đưa TSCĐ góp vốn của HĐTV

* Cách hạch toán nhận TSCĐ làm vốn góp cho công ty: 

– Theo thông tư 133/2016/TT-BTC:

Nợ TK 2111: TSCĐ hữu hình (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 2113: TSCĐ Vô hình (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133: Thuế GTGT ghi trên hoá đơn

        Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Tổng giá trị bao gồm thuế GTGT)

– Theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 213: TSCĐ Vô hình (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133: Thuế GTGT ghi trên hoá đơn

       Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Tổng giá trị bao gồm thuế GTGT)

* Trường hợp góp vốn là TSCĐ đã qua sử dụng thì giá trị góp vốn được xác định bằng biên bản định giá tài sản của HĐTV 

* Bộ hồ sơ đi kèm gồm có:

– Biên bản chứng nhận góp vốn

– Biên bản giao nhận tài sản

– Biên bản định giá TSCĐ của HĐTV hoặc do tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá

– Biên bản chấp thuận đưa TSCĐ góp vốn của HĐTV

* Cách hạch toán nhận TSCĐ làm vốn góp cho công ty:

– Theo thông tư 133/2016/TT-BTC:

Nợ TK 2111: TSCĐ hữu hình (Theo giá thoả thuận)

Nợ TK 2113: TSCĐ Vô hình (Theo giá thoả thuận)

       Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

– Theo thông tư 200/2014/TT-BTC:

Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình (Theo giá thoả thuận)

Nợ TK 213: TSCĐ Vô hình (Theo giá thoả thuận)

       Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu 

Với nội dung về thủ tục đưa tài sản cá nhân vào công ty cũng như cách hạch toán theo Thông tư 133 và 200 được chia sẻ trên đây hi vọng đã giúp kế toán viên xử lý công việc liên quan hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc về nghiệp vụ kế toán mời bạn cùng chúng tôi trao đổi tại Cộng Đồng Làm Kế Toán, hoặc trực tiếp với giáo viên riêng qua Khóa học kế toán online. Hotline 0988680223.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...