- Version
- Tải về 6065
- Kích thước 31.00 KB
- Số File 1
- Ngày đăng 22/11/2021
- Ngày cập nhật 01/11/2024
Mẫu giấy giới thiệu công ty cập nhật mới nhất
Giấy giới thiệu là 1 biểu mẫu hành chính được doanh nghiệp, tổ chức sử dụng khá thông dụng. Loại văn bản này được áp dụng khi doanh nghiệp cần giới thiệu nhân viên, sinh viên hoặc người có liên quan đi công tác, tìm việc hoặc thực tập tại 1 đơn vị, DN, cơ sở cụ thể khác. Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn cập nhật mẫu giấy giới thiệu mới nhất tại bài viết này!
Giấy giới thiệu sẽ giúp người được giới thiệu liên hệ công tác dễ dàng, nhận việc nhanh chóng và được hỗ trợ tối đa trong việc giải quyết CV được giao phó.
1 cá nhân, đơn vị, DN muốn giới thiệu 1 cá nhân phù hợp đến liên hệ công tác tại đơn vị nào đó (trường Đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc dạy nghề muốn giới thiệu sinh viên hoặc học viên phù hợp đến thực tập tại đơn vị khác thì sẽ cần 1 mẫu giấy giới thiệu.
Người được DN giới thiệu mang theo giấy có xác nhận đến đơn vị được giới thiệu để được tiếp nhận và bố trí công việc phù hợp tại đơn vị mới.
Giấy giới thiệu có vai trò gì?
- Giúp DN xác nhận đúng người mà đơn vị sẽ trực tiếp tiếp nhận; tránh bị nhầm lẫn hoặc có sự giả mạo gây hậu quả khôn lường
- Hợp thức hóa vấn đề, thủ tục liên quan đến pháp lý như: hồ sơ, chứng từ, ký biên bản bàn giao...
- Tạo sự tin tưởng, giúp nhận được hỗ trợ từ phía DN được giới thiệu trong thời gian làm việc ở đó.
Các loại mẫu giấy giới thiệu:
+ Giấy giới thiệu rút tiền ngân hàng
+ Giấy giới thiệu bản 02 liên
+ Giấy giới thiệu việc chuyển trường
+ Giấy giới thiệu người vào Đảng
+ Giấy giới thiệu việc chuyển hồ sơ để chờ hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng
+ Giấy giới thiệu công ty
+ Giấy giới thiệu việc sinh hoạt đảng
+ Giấy giới thiệu việc đăng ký kết hôn
+ Giấy giới thiệu ngân hàng
+ Giấy giới thiệu việc làm hộ khẩu
+ Giấy giới thiệu về di chuyển nghĩa vụ quân sự
+ Giấy giới thiệu việc làm con dấu
+ Giấy giới thiệu việc mua HS mời thầu
Nội dung mẫu giấy giới thiệu bao gồm những gì
(1) Tên cơ quan hoặc tổ chức chủ quản của người được giới thiệu, và cũng chính là đơn vị ban hành giấy giới thiệu này.
(2) Tên cơ quan hoặc tổ chức ban hành mẫu giấy giới thiệu hoặc người giới thiệu.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan hoặc tổ chức ban hành giấy giới thiệu.
(4) Địa danh.
(5) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người được công ty giới thiệu.
(6) Tên cơ quan hoặc tổ chức đã được giới thiệu.
Quy định về mẫu giấy giới thiệu
Thứ 1: về form mẫu giấy giới thiệu
– Quy định chung:
+ Khổ giấy: dùng khổ A4 (210mm x 297mm).
+ Định dạng lề của trang: cách lề trên, lề dưới 20 – 25mm, khoảng cách lề trái 30 – 35mm, khoảng cách lễ phải 25-20mm.
+ Về kiểu trình bày: theo chiều dài của khổ giấy A4.
+ Phông chữ: sử dụng font Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, chữ màu đen.
– Quốc hiệu, tiêu ngữ:
+ Quốc hiệu: được trình bày bằng chữ in hoa, với cỡ chữ từ 12 -> 13, kiểu chữ đứng, đậm, vị trí ở phía trên cùng, phía bên phải trang đầu tiên của giấy giới thiệu.
+ Tiêu ngữ: trình bày với chữ in thường, cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có dấu gạch nối, có cách chữ, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, độ dài bằng của dòng chữ.
Thứ 2: Quy định về số và ký hiệu trong mẫu giấy giới thiệu.
– Ký hiệu trong giấy giới thiệu:
+ Số, ký hiệu trong giấy giới thiệu được đặt cạnh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Phần số được trình bày với chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ số có dấu hai chấm, những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm 0 phía trước.
+ Gồm chữ viết tắt trong mẫu giấy giới thiệu và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc tổ chức hoặc chức danh NN có thẩm quyền ban hành.
+ Chữ viết tắt tên cơ quan hoặc tổ chức và đơn vị do người đứng đầu cơ quan hoặc tổ chức quy định cụ thể, chú ít trình bày 1 cách ngắn gọn và dễ hiểu.
– Số của mẫu giấy giới thiệu:
Là số thứ tự của văn bản do cơ quan/tổ chức ban hành trong 1 năm được đăng ký tại Văn thư cơ quan theo quy định, được ghi bằng chữ số Ả rập. Trong trường hợp hội đồng, tổ chức của cơ quan, tổ chức được sử dụng con dấu, chữ ký số của Cơ quan, tổ chức để ban hành giấy giới thiệu thì phải lấy hệ thống số riêng.
Thứ 3: về tên cơ quan/tổ chức
– Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp ở địa phương có thêm tên tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ hoặc huyện, quận, TP thuộc tỉnh, TP trực thuộc Trung ương hoặc xã, phường, thị trấn nơi cơ quan, tổ chức ban hành giấy giới thiệu đóng trụ sở.
– Là phần đầy đủ gồm: tên cơ quan, tổ chức giới thiệu và tên của cơ quan, tổ chức được giới thiệu.
– Mẫu giấy giới thiệu được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 - 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt giữa dưới tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp, phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến ½ độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
Thứ 4: về nội dung và chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền trong mẫu giấy giới thiệu
– Nội dung được trình bày bằng chữ in thường, được căn đều cả hai bên lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 – 14, khi xuống dòng lùi vào 1cm hoặc 1.27cm, khoảng cách giữa đoạn văn tối thiểu là 6pt, khoảng cách giữa dòng tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1.5 lines.
– Việc ghi quyền hạn người ký được thực hiện, cụ thể:
+ Trường hợp người đó được giao quyền cấp trưởng thì ghi chữ viết tắt vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
+ Ký thừa ủy quyền thì phải ghi "TUQ" vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
+ Ký thay mặt tập thể thì phải ghi "TM" vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
+ Ký thừa lệnh thì ghi "TL" vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
+ Trường hợp ký thay cho người đứng đầu cơ quan hoặc tổ chức thì phải ghi "KT" trước chức vụ của người đứng đầu.
– Chức danh, chức vụ, họ và ên của người ký:
+ Chức vụ của người ký giấy do Hội đồng hoặc Ban chỉ đạo của Nhà nước ban hành phải ghi rõ chức vụ phía trên họ và tên người ký.
+ Các tổ chức tư vấn được phép sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức thì ghi chức danh của người ký trong tổ chức tư vấn và chức vụ trong cơ quan, tổ chức.
Thứ 5: về thời gian, địa danh ban hành văn bản này.
– Thời gian:
Là ngày, tháng, năm được viết đầy đủ, các số thể hiện ngày tháng năm phải dùng chữ số Ả Rập, số thể hiện ngày nhỏ hơn 10 phải ghi thêm 0 vào trước.
– Địa danh ghi trên mẫu giấy giới thiệu:
+ Với đơn vị HC đặt theo tên người hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó.
+ Địa danh ghi trong văn bản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị LLVTND thuộc phạm vi quản lý của BCA, BQP được thực hiện theo quy định của pháp luật cũng như quy định cụ thể.
+ Cơ quan NN ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi cơ quan ban hành giấy giới thiệu đóng trụ sở.
Thứ 6: Quy định về nơi nhận.
Nơi nhận văn bản bao gồm:
– Nơi để thực hiện.
– Nơi nhận để kiểm tra, giám sát và báo cáo, trao đổi CV.
– Nơi nhận để lưu văn bản.
Trên đây là mẫu giấy giới thiệu và những nội dung cần có cũng như file tải mẫu giấy giới thiệu, những quy định cần chú ý khi làm văn bản này. Khi đã nắm chắc những thông tin được chia sẻ trên đây, việc tạo một văn bản giới thiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Mọi thông tin, thắc mắc liên quan đến nghiệp vụ kế toán, hoặc các biểu mẫu, văn bản cần cập nhật, hãy để lại thông tin tại phần bình luận hoặc liên hệ qua fanpage để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Attached Files
File | Action |
---|---|
giay-gioi-thieu_3011164505_0904143941.doc | Tải về |