Phê duyệt đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát

Theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 01/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thống kê Khu vực kinh tế chưa được quan sát”. Nhằm phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn phạm vi, quy mô của nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê nói chung và nghiệp vụ biên soạn tài khoản quốc gia nói riêng, từng bước tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ thống kê quốc tế. Góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế. Cùng tham khảo qua bài viết ngay sau đây cùng Kế toán Việt Hưng.

 

thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát
Phê duyệt đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát

1. Các nhóm hoạt động khu vực kinh tế chưa được quan sát

Bao gồm 3 nhóm:

(iii) Hoạt động kinh tế tự sản tự tiêu của các hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh hoặc quy mô nhỏ, người lao động vừa là thợ, vừa là chủ và thành quả lao động của mỗi hộ gia đình có sự đóng góp của các thành viên (trong đó, kể cả các thành viên chưa đến tuổi lao động và người trong độ tuổi lao động làm thường xuyên hoặc làm thêm tự do ngoài giờ làm việc chính hoặc kết hợp). Kinh tế hộ, kinh tế cá thể ở nước ta tồn tại từ lâu và rất đa dạng, với sự tham gia của hàng triệu hộ gia đình, đủ loại ngành nghề như: buôn bán nhỏ, sản xuất đồ thủ công, bán hàng rong, chạy xe ôm, sửa xe, rửa xe, đánh giày, bán vé số, quán ăn vỉa hè, giúp việc gia đình, gia sư, môi giới nhà đất… và gần đây xuất hiện các hoạt động kinh tế chia sẻ, các hình thức kinh doanh qua các mạng xã hội (google, face book, youtube…)

(ii) Nhóm hoạt động kinh tế ngầm là những hoạt động được pháp luật cho phép hoặc được thừa nhận hợp pháp nhưng lại được các chủ thể thực hiện không đúng quy định của pháp luật, hoặc cố ý gian lận nhằm trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước, tránh các thủ tục hành chính. Điển hình cho kinh tế ngầm là buôn lậu, gian lận thương mại; cơ sở kinh doanh kê khai thiếu doanh thu, bỏ ngoài sổ sách kế toán để trốn thuế; người mua và người bán cùng thông đồng, gian lận về giá để trục lợi hoặc bòn rút tiền ngân sách; không thực hiện các quy định của Nhà nước về trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

(i) Nhóm hoạt động kinh tế bất hợp pháp hay phi pháp là những hoạt động bị pháp luật cấm (như sản xuất và buôn bán ma túy, buôn bán vũ khí quân dụng, hoạt động cờ bạc, mại dâm…). Các hoạt động này nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự hoặc xử lý hành chính ở mức độ cao như tịch thu tang vật, phương tiện có liên quan.

2. Hoạt động kinh tế khu vực chưa được quan sát

Bao gồm 5 hoạt động KT sau:

(v) Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê: Là hoạt động kinh tế lẽ ra phải được thu thập thông tin biên soạn các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê khác nhưng bị bỏ sót trong quá trình thu thập thông tin đó.

(iv) Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình, cá nhân: Là hoạt động sản xuất của hộ gia đình tạo ra sản phẩm để tiêu dùng và tích lũy cho chính các thành viên của gia đình đó.

(iii) Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa quan sát được: Là bộ phận kinh tế ngoài hoạt động kinh tế chính thức, chưa được thu thập thông tin thống kê về kết quả sản xuất kinh doanh.

(ii) Hoạt động kinh tế bất hợp pháp: Là hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm và các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng hoạt động khi chưa được cấp phép, kinh doanh khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

(i) Hoạt động kinh tế ngầm: Là hoạt động kinh tế hợp pháp, nhưng bị giấu một cách có chủ ý nhằm trốn thuế; tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính theo yêu cầu quản lý nhà nước; và lẩn tránh các trách nhiệm xã hội.

3. Nội dung đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát

  1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát

– Nghiên cứu nắm vững phương pháp luận của Hệ thống tài khoản quốc gia 2008 và các tài liệu hướng dẫn khác; cập nhật đầy đủ kết quả các công trình khoa học về đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát; rút kinh nghiệm từ các quốc gia có nền kinh tế tương đồng với nền kinh tế nước ta.

–  Phổ biến kịp thời, đầy đủ và rộng rãi kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế tới nhiều đối tượng nhằm tạo ra sự thống nhất về nhận thức và nâng cao hiệu quả vận dụng trong việc xây dựng chính sách và quản lý kinh tế.

  1. Khảo sát, đánh giá toàn diện thực trạng khu vực kinh tế chưa được quan sát trong nền kinh tế. Xây dựng Danh mục các hoạt động kinh tế phản ánh phạm vi, quy mô của khu vực kinh tế này đáp ứng các yêu cầu sau:

–  Có tính hệ thống, bao gồm đầy đủ các hoạt động kinh tế chưa được quan sát, bảo đảm không bị bỏ sót hoặc tính trùng.

–  Được rà soát thường xuyên, kịp thời bổ sung những hoạt động mới xuất hiện, loại bỏ những hoạt động không còn tồn tại.

–  Phân chia chính xác các hoạt động kinh tế theo đúng bản chất kinh tế, hình thành 5 nhóm, phù hợp với phương pháp luận của Hệ thống tài khoản quốc gia 2008 đang được nhiều nước vận dụng.

Bao gồm: 

  • Hoạt động kinh tế ngầm; 
  • Hoạt động kinh tế bất hợp pháp; 
  • Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát;
  • Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình 
  • Và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê.
  1. Phương pháp đo lường

–  Sử dụng phương pháp thống kê trực tiếp để đo lường kết quả sản xuất kinh doanh của các hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát. Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê trong nền kinh tế nhằm nâng cao tính chính xác.

–  Sử dụng phương pháp thống kê gián tiếp hoặc ước lượng bằng phương pháp lập mô hình kinh tế vĩ mô để đo lường hoạt động kinh tế ngầm và hoạt động kinh tế bất hợp pháp.

–  Sử dụng phương pháp sản xuất để cập nhật kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát biên soạn tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chỉ tiêu tài khoản quốc gia khác. Trường hợp cần thiết, áp dụng phương pháp sử dụng và phương pháp thu nhập theo từng thành tố, yếu tố của khu vực kinh tế để lấy kết quả so sánh, đối chiếu.

  1. Trên cơ sở kết quả thử nghiệm, hằng năm tiến hành đo lường chính thức, cập nhật kết quả biên soạn tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chỉ tiêu tài khoản quốc gia khác theo phương pháp sản xuất. 

Các số liệu ước tính, sơ bộ, chính thức; các kỳ biên soạn, công bố, phổ biến quý I, quý II, 6 tháng, quý III, 9 tháng và cả năm của các chỉ tiêu này thực hiện theo Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015 và các văn bản liên quan khác.

4. Giải pháp chủ yếu cho thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát

Khảo sát, đánh giá cụ thể, chi tiết và toàn diện thực trạng các hoạt động kinh tế chưa được quan sát theo 5 nhóm hoạt động của ba khu vực kinh tế (Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ). 

  • Loại hình sở hữu (Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). 
  • Ngành, lĩnh vực; địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tiêu thức khác. 
  • Trên cơ sở đó, xây dựng Danh mục các hoạt động kinh tế chưa được quan sát.

Xây dựng, ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê nguồn thông tin đầu vào đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát. Đảm bảo tính toàn diện và khả thi, phù hợp với khả năng:

  • Thu thập thông tin của ngành Thống kê và các cơ quan, tổ chức liên quan,
  •  Trong đó quy định rõ ràng, đầy đủ tiêu thức phân tổ, kỳ thu thập thông tin, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập. 
  • Định kỳ rà soát, cập nhật bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê nguồn thông tin đầu vào để đáp ứng yêu cầu với thực tế.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ thống kê, góp phần nâng cao hiệu quả đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát. Sử dụng đồng thời ba hình thức: 

  • Điều tra thống kê, báo cáo thống kê và khai thác dữ liệu hành chính trong thu thập thông tin. 
  • Kịp thời cài đặt nội dung khu vực kinh tế chưa được quan sát vào các hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện có (Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; hệ thống chỉ tiêu thống kê của các bộ, ngành; hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã); 
  • Bổ sung một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát.

Tăng cường phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát giữa các bộ, ngành, địa phương.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế về đăng ký sản xuất kinh doanh.

  • Nghĩa vụ đóng góp vào ngân sách nhà nước và nghĩa vụ xã hội của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế; 
  • Quy định về sử dụng lao động, đào tạo nghề, cung cấp tín dụng, mức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội; 
  • Quy định về xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự 
  • Và các quy định khác, góp phần đánh giá chính xác và thu hẹp phạm vi, quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát.

Tăng cường hợp tác quốc tế về thống kê, cập nhật lý luận, phương pháp nghiệp vụ tiên tiến và kinh nghiệm đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát của các nước, hướng tới thực hiện mục tiêu nâng mức độ biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia của Thống kê nước ta theo Khung đánh giá của Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc từ mức 2/6 năm 2008, lên đạt mức 4/6 vào năm 2020 và mức 6/6 vào năm 2030 đề ra trong Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

THAM KHẢO: Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 01/02/2019

Mong rằng chia sẻ Kế toán Việt Hưng về phê duyệt đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát như trong Quyết định số 146/QĐ-TTg sẽ đem đến thông tin hữu ích cho kế toán.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *