Phân tích sức khỏe của doanh nghiệp – tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Phân tích sức khỏe của doanh nghiệp – tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán nợ phải trả trong doanh nghiệp. Là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản của doanh nghiệp.

Vì vậy, phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán nợ phải trả. Nhằm mục đích đánh giá đúng tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả trong kỳ. Qua đó thấy được doanh nghiệp có thanh toán kịp thời, đầy đủ và đúng hạn hay không?. Đồng thời qua phân tích cũng đánh giá được doanh nghiệp có thanh toán các khoản nợ trong kỳ kinh doanh tới như thế nào?.

Phân tích sức khỏe của doanh nghiệp - tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Phân tích sức khỏe của doanh nghiệp – tình hình thanh toán và khả năng thanh toán

Tham khảo:

Khóa học thực hành làm báo cáo tài chính

Khóa học thực hành phân tích báo cáo tài chính

Phương pháp đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hệ số thanh toán bao gồm:

1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng số tài sản
Tổng số nợ phải trả

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát thể hiện khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng cao và ngược lại. Hệ số này cho biết một đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp. Nếu trị số chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán tổng quát” của doanh nghiệp luôn ≥ 1. Thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán và ngược lại. Trị số này càng nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán.

2. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là bao nhiêu. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Dấu hiệu tốt khi hệ số này > 1. Ngược lại, nếu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1. Thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp.

3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng số tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng số nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán phản ánh khả năng thanh toán tức thời có thể đáp ứng ngay khi các khoản nợ đến hạn. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nhanh càng cao. Là bởi vì tiền và các khoản tương đương tiền có khả năng thanh toán cao. Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn có thể được thanh toán bởi bao nhiêu tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này cao hay thấp cũng chưa thể kết luận được tình hình thanh toán tốt hay xấu vì mẫu số phản ánh các khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm. Còn tử số phản ánh các khoản mà doanh nghiệp có thể huy động trong vòng 3 tháng.

4. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và tương đương tiền

(Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn của tiền và tương đương tiền)

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của tiền và tương đương tiền = Số tiền thuần lưu chuyển trong kỳ
Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết, với dòng tiền thuần tạo ra từ các hoạt động của mình trong kỳ. Doanh nghiệp có đủ khả năng bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Do tính chất của các hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành, trong điều kiện cho phép. Chỉ tiêu này có thể được xác định riêng cho từng hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính).

Hệ số này là số dương và càng lớn thì dấu hiện hoạt động kinh doanh càng tốt, biểu hiện khả năng thu hồi nợ, khả năng chiếm dụng vốn hợp pháp của doanh nghiệp cao để tài trợ cho các mục tiêu tài sản của doanh nghiệp. Hệ số này khắc phục tính thời điểm của các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nói trên.

Trong phân tích hoạt động tài chính, các chỉ tiêu trên thường được sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài  chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin sơ bộ, bước đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *