Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập tại VN

Thuế doanh nghiệp mà bạn phải nộp sau khi thành lập tại VN gồm những loại nào? Bạn đã từng điểm qua các loại thuế đó chưa và mức phí phải nộp trong từng năm như nào? Hãy cùng kế toán Việt Hưng điểm qua từng loại thuế, hiểu về chúng và mức phí phải nộp cho cơ quan thuế. 

thuế doanh nghiệp
Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập tại VN

Thuế là gì?

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Cụ thể hơn:

  • Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
  • Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
  • Thuế đặc biệt: là thuế nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, xe ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này, hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp 

1. Thuế môn bài 

Thuế môn bài là thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đóng hằng năm. Sau khi có GPKD thì Doanh nghiệp phải nộp Tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng /năm.
  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng /năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, từ năm 2018, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.

2. Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Luật thuế giá trị gia tăng 2018 quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

  • Phương pháp khấu trừ: 

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

 

  • Phương pháp trực tiếp: 

 

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% – 5% – 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 

Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Thuế suất thuế TNDN được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.

Doanh thu đến 20 tỷ đồngThuế suất thuế TNDN là 20%
Doanh thu từ trên 20 tỷ đồngThuế suất thuế TNDN là 22%;
Riêng doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt NamThuế suất thuế TNDN từ 32% – 50%.

Riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên (theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017). 

4. Thuế xuất nhập khẩu 

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này.

Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hai loại thuế này áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %; phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.

  • Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: 

Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng chịu thuế, quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 182/2015/TT-BTC.

  • Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp:

Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

-> thuế doanh nghiệp phải nộp

5. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

Các khoản giảm trừ bao gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. 
  • Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

-> thuế doanh nghiệp phải nộp

6. Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên (nếu tài nguyên này thuộc đối tượng chịu thuế).

Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (như khai thác khoáng sản kim loại, không kim loại, dầu thô…) phải nộp thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế x Thuế suất 

7. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

8. Thuế môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu với hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế có trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường.

Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế x Mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa 

9. Thuế sử dụng đất

Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế sử dụng đất.

Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất ở được xác định theo công thức sau:

Số thuế phải nộp (đồng)=Số thuế phát sinh (đồng)Số thuế được miễn, giảm (nếu có)

Trong đó,

Số thuế phát sinh=Diện tích đất tính thuếxGiá của 1m2 đất (đồng/m2)xThuế suất %

=> Để tính được số thuế phát sinh cần phải biết được 3 yếu tố: Diện tích đất tính thuế, giá của 1m2 đất và thuế suất.

-> thuế doanh nghiệp phải nộp

10. Phí và lệ phí khác

Theo Điều 2, Điều 3 Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 về phí và lệ phí do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 28/8/2001

Tiêu chí

Phí

Lệ phí

Khái niệmLà khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công.Là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước.

 

Mục đíchNhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản mà ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp.Chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí.
Nguyên tắc xác định mức thu– Bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;

– Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

– Được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí;

– Riêng mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản;

– Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Thẩm quyền thu– Cơ quan Nhà nước

– Đơn vị hành chính sự nghiệp

– Các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân.

Cơ quan Nhà nước

Phụ thuộc vào từng loại mặt hàng mà DN kinh doanh  thì bạn sẽ phải tính thuế và nộp cho cơ quan thuế. Trong đó có 3 loại thuế cố định là thuế môn bài, thuế TNDN và thuế VAT là bắt buộc phải nộp ở mỗi DN. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận