Kế toán trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của một doanh nghiệp. Vậy kế toán trưởng là gì? Tính chất công việc và nhiệm vụ của một kế toán trưởng là gì? Cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu chi cơ bản về mô tả công việc kế toán trưởng trong doanh nghiệp để học viên cùng nắm rõ.
Kế toán trưởng là vị trí công việc đứng đầu bộ máy kế toán của một doanh nghiệp; là người lãnh đạo trực tiếp của phòng kế toán và phải chịu trách nhiệm trước công ty (cơ quan, tổ chức, đơn vị) về tất cả hoạt động về tài chính kế toán doanh nghiệp.
Trên thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có kế toán trưởng bởi vì quy mô và điều kiện tài chính của doanh nghiệp. Đối với những công ty, tập đoàn lớn với khối lượng công việc lớn đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cần phải người đứng đầu bộ phận kế toán điều hành công việc.
Tìm hiểu: Lớp bồi dưỡng kế toán trưởng
1. Yêu cầu vị trí kế toán trưởng là phải có trong đơn vị kế toán
Tại Điều 20 Nghị định 174/2016/NĐ-CP:
1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.
2. Phụ trách kế toán: a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm; đơn vị kế toán ngân sách và tài chính xã, phường, thị trấn thì không thực hiện bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ bổ nhiệm phụ trách kế toán. b) Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng. |
Căn cứ vào quy định nên trên, có thể có 3 trường hợp xảy ra như sau:
– Các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp siêu nhỏ) phải bố trí kế toán trưởng
– Các doanh nghiệp mới thành lập thì được bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian tối đa là 12 tháng. Hết 12 tháng doanh nghiệp phải bố trí người làm kế toán trưởng.
– Các doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của Luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được bố trí người phụ trách kế toán thay cho kế toán trưởng
⇒ Doanh nghiệp phải bố trí kế toán trưởng, ngoại trừ doanh nghiệp siêu nhỏ. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa bố trí được kế toán trưởng có thể bố trí người phụ trách kế toán trong thời gian 12 tháng, hết thời gian này thì bố trí kế toán trưởng theo quy định của Luật kế toán.
2. Tố chất của kế toán trưởng
– Đảm bảo có năng lực chuyên môn cao
– Trung thực, quyết đoán và cẩn thận
– Có kỹ năng thành thạo về máy tính và tiếng Anh chuyên ngành.
– Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề
– Chịu được áp lực công việc
3. Mô tả các công việc của một kế toán trưởng
(1) Quyền điều hành của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
(2) Quản lý chung mọi hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán
Với mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà phân bổ công việc bộ phận kế toán cho phù hợp.
- Thực hiện việc lập các mẫu tài liệu, giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật.
- Lên các kế hoạch công việc chi tiết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán.
- Thường xuyên tổ chức hoạt động kiểm kê các nguồn tài sản, dòng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc quyền lợi của doanh nghiệp.
(3) Quản lý, đào tạo kế toán viên
- Điều phối công việc cho các kế toán viên phù hợp;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên
- Đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán định kỳ.
(4) Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ doanh nghiệp
Quản lý, giám sát chung các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:
- Tính toán giá thành sản phẩm; các bút toán tính thuế;
- Đối chiếu công nợ với khách hàng – chủ đầu tư – ngân hàng;
- Tính toán tương, bảo hiểm nhân viên…
- Kiểm soát quy trình lập các loại tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản;
- Lập bảng cân đối kế toán; điều tra các báo cáo nguồn tài chính của doanh nghiệp.
- Theo dõi hoạt động lưu trữ các loại sổ sách kế toán, hóa đơn – chứng từ gốc của doanh nghiệp theo đúng quy định.
(5) Tham mưu cho lãnh đạo về công tác kiểm soát hoạt động tài chính
Kế toán trưởng là người trực tiếp giám sát hoạt động của doanh nghiệp:
- Xác định các nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Giải quyết các vấn đề tài chính; tham mưu cho lãnh đạo đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp.
- Đưa ra kiến nghị phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, đề xuất giải pháp thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của doanh nghiệp.
(6) Lập – trình bày báo cáo tài chính
- Định kỳ phối hợp với các kế toán viên kế toán tổng hợp; lập báo cáo tài chính tổng hợp tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phối hợp với kế toán tổng hợp trình bày báo cáo tài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp, với cơ quan kiểm toán.
(7) Các nhiệm vụ khác
- Kế toán trưởng là người trực tiếp đứng ra thực hiện các giao dịch vay tín dụng với ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính.
- Cung cấp các sổ sách, số liệu cho công tác thanh kiểm toán của cơ quan chức năng.
- Đưa ra đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán.
- Đề xuất cải tiến những điểm bất hợp lý trong công việc
- Điều hành, tổ chức các cuộc họp của bộ phận kế toán.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp với các trưởng bộ phận, ban lãnh đạo công ty khi được yêu cầu.
- Thực hiện các công việc khác khi có yêu cầu của cấp trên.
XEM THÊM: Hơn 60 Khoá học kế Online đa lĩnh vực Online 1 kèm 1
Trên đây Kế toán Việt Hưng đã liệt kê bảng mô tả công việc của kế toán trưởng; với những nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn cơ bản. Tùy theo loại hình, đặc thù của đơn vị; mà kế toán trưởng trong doanh nghiệp sẽ có thể phải đảm nhận thêm hoặc giảm bớt một số công việc.