1. Tắt, mở máy tính:
– Đối với máy tính để bàn thì có nhiều loại với nhiều thiết kế mẫu mã khác nhau. Nên 2 nút khởi động (tắt máy) và nút reset (tự động tắt máy và khởi động lại). Sẽ được đặt ở các vị trí khác nhau như hình sau.
– Để dễ dàng nhận biết được 2 nút này. Chúng ta thấy trên mặt trước của máy tính sẽ có 2 nút chính bao gồm
+ Nút hình tròn to nhất sẽ là nút Bật, tắt. Khi ta bật lên thì đèn báo máy tính đang chạy sẽ bật sáng xung quanh nút bật có màu xanh hoặc đỏ.
+ Nút hình tròn nhỏ hơn (nhỏ bằng ngón tay út của trẻ em) sẽ nằm cách nút khởi động không xa.
* Lưu ý: Khi muốn tắt máy tính thì phải thoát toàn bộ các ứng dụng đang chạy như vậy quá trình tắt máy sẽ dễ dàng hơn.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách thuyết trình bằng Powerpoint
Dịch vụ gia sư tin học văn phòng online tại nhà
Tin học văn phòng cơ bản và tin học nâng cao
2. Thao tác với máy tính
– Sau khi khởi động máy tính thì màn hình máy tính sẽ có hình dáng tùy thuộc vào các chế độ cài của người sử dụng hay người cài đặt trước đó.
– Nội dung
+ Thanh Start: Bao gồm toàn bộ các lệnh cũng như ứng dụng trên máy tính
+ Ứng dụng tích hợp trên Start: Là các ứng dụng nhanh để thao tác
+ Các ứng dụng đang chạy: Là các ứng dụng đã được mở trên máy tính
+ Đồng hồ: Đồng hồ trên hệ thống máy tính (thường sẽ khớp với giờ hiện tại)
+ Các biểu tượng ngoài màn hình Desktop: Là các biểu tượng ứng dụng của các phần mềm giúp cho người dùng truy cập vào nội dung nhanh hơn
– Khi muốn mở bất kì một ứng dụng nào bên ngoài màn hình Desktop
Chúng ta sẽ kích đúp chuột trái (2 lần chuột thật nhanh) vào biểu tượng cần thiết. Ngoài ra chúng ta có thể kích chuột phải vào biểu tượng chọn Open như hình sau.
– Sau khi mở bất kì một ứng dụng nào trên máy tính nếu ta muốn ẩn cửa sổ ứng dụng, thu nhỏ cửa sổ ứng dụng hay tắt ứng dụng thì chúng ta thao tác như sau. Khi mở bất kỳ một ứng dụng nào thì góc bên phải phía trên cùng của cửa sổ ứng dụng bao giờ cũng có 3 biểu tượng nhỏ có các chức năng như sau.
Xem thêm:
Cách sửa lỗi Run time error trên máy tính