Hầu hết các sinh viên khi chuẩn bị hoặc mới tốt nghiệp chuyên ngành kế toán tại các trường học đào tạo kế toán đều phải đối diện với áp lực xin việc làm cho đúng với chuyên ngành mình được học. Đó là điều khá dễ hiểu. Bởi hiện nay, khối lượng sinh viên được đào tạo kế toán là không hề nhỏ, trong khi các nhà tuyển dụng tại các doanh nghiệp thì lại khắt khe hơn trong điều kiện tuyển dụng ban đầu. Vậy, kinh nghiệm xin việc kế toán cho sinh viên mới ra trường là gì?
1. Các kỹ năng cần có
Kỹ năng về kế toán:
Sinh viên chuyên ngành kế toán nên kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất phải kể đến là kỹ năng về kế toán.
Một trong những điều kiện hàng đầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi đó là: kinh nghiệm làm kế toán thực tế. Vậy, liệu ở các trường học sinh viên có được trang bị kinh nghiệm làm kế toán thực tế hay không? Câu trả lời: hầu hết là không. Vì họ chỉ được trang bị chủ yếu là hệ thống nền tảng lý thuyết, nguyên lý kế toán; cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh bất kỳ mà ít hoặc không hề được tiếp xúc với các hoá đơn; chứng từ trong các doanh nghiệp để xử lý chúng,…
Có khá nhiều lựa chọn cho các bạn sinh viên mới ra trường muốn trau dồi kỹ năng kế toán thực tế; trong đó việc tham gia các khoá học kế toán tại trung tâm đào tạo kế toán đã được nhiều bạn lựa chọn; bởi những ưu điểm mà phương pháp này mang lại như: thời gian học nhanh; lịch học có thể linh động; có thể học ngoài giờ hành chính,…
Kỹ năng về tin học và công nghệ thông tin:
Muốn được làm kế toán trưởng hoặc một vị trí kế toán tốt thì ngoài kỹ năng về kế toán, bạn còn phải ít nhiều thành thạo các kỹ năng về công nghệ thông tin, tin học, đặc biệt là tin học văn phòng. Đây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn hoàn thành tốt và có hiệu quả cao trong công việc của mình.
Kỹ năng giao tiếp:
Đây thuộc vào nhóm kỹ năng mềm trong quá trình làm việc. Người làm kế toán phải thật năng động, giao tiếp, ứng xử tốt trong công việc; hoà nhã với đồng nghiệp; tôn trọng cấp trên; tận tình chỉ bảo cấp dưới,…
2. Chuẩn bị hồ sơ xin việc
Hồ sơ xin việc là cái mà thường các bạn sinh viên lo lắng đầu tiên trước khi đi xin việc. Không thể xem thường tính quyết định của bộ hồ sơ xin việc. Thật vậy, nó là ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng đối với các ứng viên. Vì thế, bạn cần phải thật cẩn thận và tỷ mỷ khi chuẩn bị bộ hồ sơ này; và đặc biệt quan tâm đến mẫu đơn xin việc làm sao để gây được ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.
3. Kinh nghiệm phỏng vấn
Sau khi qua được thử thách vòng loại hồ sơ; bạn sẽ được nhà tuyển dụng hẹn gặp trực tiếp để phỏng vấn. Đây là bước quyết định xem bạn có trúng tuyển hay không. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị thật kỹ cho buổi phỏng vấn; bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về doanh nghiệp và vị trí bạn muốn có được trong doanh nghiệp. Đặc biệt bạn nên tìm hiểu các câu hỏi khi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng có thể hỏi đến bạn. Bạn phải thật sự tự tin; tự tin vào bản thân mình; vào những kỹ năng mình đã trau dồi được.
Xem thêm: Việt Nam có 150 nghìn cử nhân chuyên ngành kế toán thất nghiệp
Cuối cùng, lamketoan.vn xin chúc cho các bạn sinh viên mới ra trường sớm tìm được công việc tốt nhất, phù hợp nhất với bản thân.