Hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính theo Thông tư 56

Mới đây, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 56/2022/TT-BTC với nội dung hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó bao gồm đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Bài viết hôm nay, Kế Toán Việt Hưng mời bạn theo dõi nội dung được tổng hợp liên quan đến quy định về cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập. Mời bạn cùng theo dõi!

Hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính đơn vị HCSN

Để nắm rõ hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính đơn vị lĩnh vực giáo dục, bạn nên tìm hiểu thật kĩ các nội dung trong thông tư mới ban hành.

Cụ thể tại Điều 5 Chương II trong Thông tư có nêu rõ:

Đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và các quy định sau:

1. Các khoản thu xác định mức tự chủ tài chính (A) của đơn vị là tổng các khoản thu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư này, trong đó bao gồm:

a) Nguồn thu học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (sau đây gọi là Nghị định số 81/2021/NĐ-CP);

Xác định mức độ tự chủ tài chính dựa trên tổng mức thu - chi của đơn vị
Xác định mức độ tự chủ tài chính dựa trên tổng mức thu – chi của đơn vị

b) Nguồn ngân sách nhà nước cấp bù đối với các cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (căn cứ theo số lượng người thực tế đang học và dự kiến tuyển mới tại thời điểm xây dựng phương án xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên của đơn vị);

c) Nguồn thu từ cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp (bao gồm cả nguồn thu từ ngân sách nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định).

2. Các khoản chi xác định mức tự chủ tài chính (B) của đơn vị là tổng các khoản chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư này

==> Nghĩa là: để xác định được mức độ tự chủ tài chính, cần dựa trên tổng các khoản thu và khoản chi của đơn vị, trong đó bao gồm: nguồn thu học phí, nguồn ngân sách nhà nước cấp bù và nguồn thu từ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính nếu trên, ví dụ chi tiết trong Thông tư chính là nội dung bạn bắt buộc phải xem ngay.

Xem thêm: Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp

Ví dụ về hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục đào tạo

1. Ví dụ 1: Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông Y:

a) Các nguồn thu xác định mức độ tự chủ như sau (A):

– Ngân sách nhà nước cấp bù kinh phí cho cơ sở để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí là 1.000 triệu đồng;

– Thu học phí là 2.000 triệu đồng;

– Thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) là 1.200 triệu đồng (các hoạt động phục vụ bán trú, câu lạc bộ). Chi phí để đảm bảo cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng NSNN là 1.000 triệu đồng (trong đó bao gồm chi tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương cho 6 người hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ không sử dụng NSNN). Chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động dịch vụ là 200 triệu đồng.

Như vậy, tổng cộng các nguồn thu của cơ sở Y để xác định phương án tự chủ là 3.200 triệu đồng (1.000 + 2.000 + 200).

Hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
Hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công

b) Các khoản chi thường xuyên giao tự chủ (B), gồm:

– Chi tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo số người được giao làm nhiệm vụ hoặc số lượng vị trí việc làm được phê duyệt [1]: 4.000 triệu đồng (trong đó hưởng lương từ NSNN là 30 người, hưởng lương từ nguồn thu là 14 người (20 người – 6 người));

– Chi hoạt động chuyên môn, quản lý, chi mua sắm, sửa chữa tài sản thường xuyên và các khoản chi thường xuyên khác: 1.700 triệu đồng.

Như vậy, tổng cộng các khoản chi thường xuyên trong năm là 5.700 triệu đồng.

c) Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (A/B) được xác định như sau: 3.200 triệu đồng/5.700 triệu đồng x 100% = 56,1%. Như vậy, cơ sở giáo dục Y được phân loại là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3).

d) Xác định mức kinh phí NSNN hỗ trợ chi thường xuyên là: 5.700 triệu đồng – 3.200 triệu đồng = 1.500 triệu đồng.

Tham khảo thêm về: Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp có thu – trường học

2. Ví dụ 2: Cơ sở giáo dục đại học (hoặc nghề nghiệp) Y:

a) Các nguồn thu xác định mức độ tự chủ như sau (A):

– Thu học phí theo quy định của Chính phủ là 15.000 triệu đồng;

– Thu từ ngân sách nhà nước cấp bù học phí để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí theo quy định là 5.000 triệu đồng;

– Thu từ các nhiệm vụ đào tạo do Nhà nước đặt hàng: 6.000 triệu đồng;

– Thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo không sử dụng NSNN là 10.000 triệu đồng; chi phí để đảm bảo cho hoạt động đào tạo không sử dụng ngân sách nhà nước là 8.500 triệu đồng (trong đó bao gồm chi tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương cho 20 người hưởng lương từ nguồn thu dịch vụ không sử dụng NSNN); chênh lệch thu lớn hơn chi từ hoạt động dịch vụ: 1.500 triệu đồng;

– Thu từ lãi tiền gửi: 500 triệu đồng.

Như vậy, tổng cộng các nguồn thu của cơ sở Y để xác định phương án tự chủ là 28.000 triệu đồng (15.000 + 5.000 + 6.000 + 1.500 + 500).

b) Các khoản chi thường xuyên giao tự chủ (B) gồm:

– Chi tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương theo số người được giao hoặc số lượng vị trí việc làm được phê duyệt[2]: 15.000 triệu đồng (trong đó hưởng lương từ NSNN là 40 người, hưởng lương từ nguồn thu là 80 người (100 người – 20 người));

– Chi hoạt động chuyên môn: 7.000 triệu đồng;

– Chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên tài sản: 5.000 triệu đồng;

– Các khoản chi dịch vụ công cộng, thường xuyên khác: 8.000 triệu đồng;

Như vậy, tổng cộng các khoản chi thường xuyên trong năm là 35.000 triệu đồng.

c) Mức tự bảo đảm chi thường xuyên (A/B) được xác định như sau: 28.000 triệu đồng)/35.000 triệu đồng x 100% = 80%. Như vậy, cơ sở Y được phân loại là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3).

d) Xác định mức kinh phí NSNN hỗ trợ chi thường xuyên là: 35.000 triệu đồng – 28.000 triệu đồng = 7.000 triệu đồng.

Đơn vị hành chính sự nghiệp là lĩnh vực đặc thù, thường có các quy định khác so với các doanh nghiệp. Vì thế, để làm tốt công việc của 1 kế toán tại các đơn vị này, bạn cần phải hiểu và biết vận dụng thực tế cho đơn vị của mình.

Hi vọng nội dung hướng dẫn xác định mức độ tự chủ tài chính được tổng hợp và chia sẻ trên đây sẽ giúp kế toán viên làm việc chính xác, tránh sai sót không mong muốn liên quan đến nghiệp vụ kế toán tại đơn vị công lập. Nếu bạn cần giải đáp các thông tin nghiệp vụ, tham gia ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán của chúng tôi, nhận ngay hướng dẫn chi tiết từ đội ngũ giáo viên trên 15 năm kinh nghiệm.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...