Hưỡng dẫn hạch toán chiết khấu thanh toán

Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thanh toán – Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: “Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua. Do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.” 

hạch toán chiết khấu thanh toán
Hưỡng dẫn hạch toán chiết khấu thanh toán

1, Khái niệm – chứng từ CKTT sử dụng

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

– Khoản chiết khấu thanh toán không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa, tăng giá vốn được.

– Chiết khấu thanh toán không được ghi giảm giá trên hóa đơn. Khoản này tương đương với chi phí lãi vay và thu nhập tài chính (tương đương lãi suất đi vay).

Chiết khấu thanh toán được dùng với mục đích là tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp quá lâu nên nó được xem là một công cụ tài chính (chi hoạt động tài chính) đối với bên bán và là khoản thu tài chính đối với bên mua chứ không phải là bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Nên khi phát sinh 2 bên không cần lập hóa đơn và không phải kê khai thuế GTGT cho khoản chiết khấu thanh toán mà chỉ cần lập chứng từ thu đối với bên được thu tiền, lập chứng từ chi đối với bên chi tiền hoặc lập chứng từ khấu trừ vào khoản thanh toán của 2 bên.

Chứng từ để xác định và hạch toán chiết khấu thanh toán bao gồm:

– Hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng phải ghi rõ tỷ lệ hoặc số tiền chiết khấu thanh toán,

– Chứng từ thu, chi tiền hoặc chứng từ khấu trừ công nợ.

2, Phương pháp hạch toán chiết khấu thanh toán:

Trong trường hợp có chiết khấu thanh toán, người bán lập phiếu chi, người mua lập phiếu thu để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Căn cứ vào phiếu thu, chi 2 bên hạch toán chiết khấu thanh toán như sau:

a, Bên Bán hàng:

Nếu phát sinh chiết khấu thanh toán cho khách hàng thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế .Căn cứ vào phiếu chi, hạch toán như sau:

Nợ TK 635 (Chi phí tài chính): Tổng chiết khấu thanh toán phải trả

Có TK 131: Phải thu của khách hàng (nếu bù trừ luôn vào khoản phải thu)

Có TK 111, 112: ( nếu trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản)

b, Bên mua hàng:

Chiết khấu thanh toán được tính là khoản thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Căn cứ vào phiếu thu, kế toán hạch toán:

Nợ TK 331: Phải trả cho người bán (Nếu giảm trừ công nợ)

Nợ TK 111, 112: (Nếu nhận tiền mặt hoặc chuyển khoản)

Có TK 515 (Doanh thu hoạt động tài chính): Tổng chiết khấu thanh toán được hưởng

3, Ví dụ

(1) Công ty A bán một lô hàng cho công ty B với tổng giá thanh toán là 200.000.000đ. Công ty B đã thanh toán cho công ty A đúng hạn theo hợp đồng và được hưởng chiết khấu thanh toán là 1% trên tổng giá trị thanh toán. Khoản chiết khấu thanh toán này đã được công ty A chuyển khoản cho công ty B.

Với số liệu trên, kế toán sẽ hạch toán khoản chiết khấu thanh toán như sau:

– Tại công ty A (bên chiết khấu), kế toán ghi:

Nợ TK 635 : 1% x 200.000.000đ = 2.000.000 đ

Có TK 112 : 1% x 200.000.000đ  = 2.000.000 đ.

– Tại công ty B (bên nhận chiết khấu), kế toán ghi:

Nợ TK 112 : 1% x 200.000.000đ  = 2.000.000 đ

Có TK 515: 1% x 200.000.000đ = 2.000.000 đ.

(2) Công ty kế toán Việt Hưng xuất hàng bán cho công ty X hàng hóa với tổng giá trị thanh toán là 150.000.000 triệu, ghi nhận thanh toán bằng chuyển khoản. Khách hàng thanh toán sớm được chiết khấu 1,5% .Công ty kế toán Việt Hưng thực hiện hach toán chiết khấu thanh toán bằng tiền mặt.

Với số liệu trên, kế toán sẽ hạch toán khoản chiết khấu thanh toán như sau:

Trường hợp 1: Bên bán

Phản ánh tài khoản chiết khấu thanh toán 1,5% như sau:

Nợ TK 635:  1,5% x 150.000.000 = 2.250.000 đồng

Có TK 111: 1,5% x 150.000.000 = 2.250.000 đồng

Trường hợp 2: Bên mua

Nợ TK 111: 2.250.000 đồng

Có TK 515: 2.250.000đồng

(3) Trung tâm kế toán VH mua 100.000.000 VNĐ hàng thanh toán trong vòng 10 ngày được chiết khấu 2%. Công ty mua thanh toán trong vòng 10 ngày được hưởng CKTT = 100.000.000  x  2% = 2.000.000 đ

=> Số tiền còn phải trả = 100.000.000 – 2.000.000 = 98.000.000 đ

*) Chừng từ CK – theo hình thức CK

Chiết khấu thanh toán sẽ không được thể hiện trên hóa đơn. Khi thực hiện CKTT bên bán sẽ không xuất hóa đơn cho khoản tiền này mà sử dụng chứng từ như sau:

  • TH1: Lập chứng từ thu – chi:

Sau khi bên bán nhận đủ 100.000.000 đ thì:

+ Bên bán: lập phiếu chi/ UNC: 2.000.000 đ

+ Bên mua: lập phiếu thu/ BC:  2.000.000 đ

  • TH2: Bù trừ công nợ:

Bên mua trả luôn cho bên bán 98.000.000 đ

Với TH2 này sẽ không nhìn thấy PT – PC, mà 2 bên cần có HĐKT (thể hiện sẽ Chiết khấu luôn khi thanh toán), BB đối chiếu công nợ (xác minh về việc bù trừ vào công nợ khi thanh toán)

*) Hạch toán chiết khấu thanh toán

Khi thực hiện chiết khấu thanh toán, 2 bên thực hiện hạch toán như sau:

Bên bán (Trả chiết khấu thanh toán)

Nợ TK 635 : 2.000.000 đ

Có: 111,112, 131: 2.000.000 đ

Bên mua (Hưởng chiết khấu thanh toán)

Nợ TK 111,112 ,331: 2.000.000 đ

Có TK 515: 2.000.000 đ

Hy vọng bài viết sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích giúp các bạn học tốt hơn. Chúc các bạn thành công!

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...